( Môi trường PERSO ) Theo như những thông tin và kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế được đầu tư tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Long An thông qua sự hỗ trợ đầu tư của Bộ Y tế và Ngân hàng Thế Giới. Đây là một dự án xử lý nước thải bệnh viện đầu tiên được đầu tư theo diện này qua đây thấy được những tín hiệu tích cực của các bộ, ngành đối với xử lý nước thải , đặc biệt là xử lý nước thải y tế.
Xử lý nước thải bệnh viện – Dự án đầu tư phối hợp giữa bộ y tế và ngân hàng thế giới.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Long An có quy mô 900 giường (số giường thực kê khoảng 1.100 giường) là nơi tập trung số lượng lớn bệnh nhân trong tỉnh và khu vực đến khám, chữa bệnh. Trung bình mỗi ngày bệnh viện thải ra 800 kg rác thải rắn thông thường, hơn 8kg rác thải rắn nguy hại cùng 470 m3 nước thải. Trong khi đó, lò đốt chất thải rắn của bệnh viện được trang bị từ năm 2005 có chỉ số CO vượt quy chuẩn; hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh có công suất 350 m3 /ngày đêm vừa quá tải, vừa không xử lý hết hàm lượng các chất độc hại (Nitơ, COD 5, BOD, N-NH4…) trước khi thải ra môi trường.
Ảnh một số những hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tương tự :
- Dự án xử lý nước thải bệnh viện Hồng Ngọc – Hà Nội
- Xây dựng hệ thống Xử lý nước thải bệnh viện Thành An
- Bảo trì hệ thống xử lý nước thải tổng cục 5
Cuối năm 2011, Long An được Bộ Y tế lựa chọn thực hiện “Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện” do Ngân hàng Thế giới tài trợ, với kinh phí 22,5 tỉ đồng. Đến tháng 6/2014, hệ thống xử lý chất thải tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Long An gồm hai hạng mục chính: Hệ thống xử lý và tiêu hủy chất thải rắn; hệ thống thu gom và xử lý nước thải đã cơ bản hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nước thải từ các phòng khám, chữa bệnh được hệ thống thu gom đổ về bể tách rác, qua màng lọc tách mỡ, sau đó bơm lên bể điều hòa xử lý bằng công nghệ sinh học có công suất 750m3 /ngày đêm. Cuối quy trình xử lý, nước thải đáp ứng Quy chuẩn 28:2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Rác thải rắn phát sinh từ các phòng, khoa được thu gom và phân loại tại nguồn. Sau đó, rác thải nguy hại được đưa vào lò xử lý bằng công nghệ vi sóng đảm bảo yêu cầu chống lây nhiễm; còn rác thải thông thường được nghiền nhuyễn bằng công nghệ không khói.
Anh Lê Thanh Hải, Tổ trưởng Tổ môi trường, Bệnh viện đa khoa Long An cho biết: Hệ thống xử lý rác thải mới với công nghệ xử lý tiên tiến và công suất phù hợp đã giải quyết tình trạng quá tải của hệ thống xử lý rác thải trước đây tại bệnh viện. Nước và chất thải rắn sau khi xử lý đều đạt các quy chuẩn kỹ thuật về chất thải y tế hiện nay của Việt Nam.
Bác sĩ Võ Công Luận, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Long An cho biết: Sự đầu tư toàn diện từ thiết bị đến con người của dự án hỗ trợ xử lý chất thải đã góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường bệnh viện, giảm nguy cơ lây nhiễm và lan truyền dịch bệnh nguy hiểm, đảm bảo môi trường khám chữa bệnh an toàn cho người dân. Thời gian tới, bệnh viện sẽ tăng cường việc giám sát thực hiện quy trình quản lý chất thải y tế; đẩy nhanh tiến độ triển khai các hạng mục còn thiếu để hệ thống xử lý chất thải được hoàn thiện và vận hành hiệu quả./.