Nếu bạn đang sống ở các thành phố lớn chắc hẳn bạn không còn lạ lẫm gì với những viễn cảnh phải đi qua các con sông bốc mùi khó chịu, phải chứng kiến những hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt xuống cấp hoặc không còn hoạt động. Xử lý nước thải sinh hoạt chưa bao giờ hết nóng tại thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn như hiện nay. Điểm qua một vài thông tin về thực trạng các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Hà Nội, những dự án sắp hoàn thành, và những dự án sắp triển khai trong thời gian tới là những tin tức nổi bật nhất môi trường PERSO xin gửi tới cho bạn.
Tình hình xử lý nước thải sinh hoạt của thủ đô Hà Nội
Sống chung với rác và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý ngay giữa thủ đô
Người Hà Nội lội nước cống nấu cơm, sống chung với mùi hôi thối, Sống giữa Hà Nội, nhưng thời gian gần đây, hàng chục hộ dân tại khu tập thể B5 Giảng Võ (Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội) phải sống cùng nước thải, mọi sinh hoạt trong gia đình đều bì bõm trên nguồn nước bẩn, nước thải sinh hoạt không thoát đi được. Thực trạng này khiến nhiều gia đình phải vật lộn để đối phó trong suốt thời gian vừa qua. Giữa những ngày nắng nóng, nước thải bẩn vẫn ngập sâu tại nhà một số hộ ở khu tập thể này. Các hộ dân cho rằng, hệ thống thoát nước hỏng, khiến nước thải không thể thông thoát, tràn vào nhà dân gây ngập úng nhiều ngày.
Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là gia đình bà Nguyễn Thị Chung (70 tuổi, số nhà 106, khu tập thể B5). Là cảnh Nước thải sinh hoạt không thoát đi đâu được, khoảng nửa tháng nay, nước ngập lênh láng Mùi nước hôi thối, đen đục khiến cuộc sống sinh hoạt của gia đình bà Chung bị đảo lộn hoàn toàn. Cả gia đình bà đang vật lộn, nghĩ cách để đối phó với tình trạng ngập úng nước thải ngay giữa Hà Nội… Nhiều gia đình khác cũng chịu cảnh tương tự và không biết phải kêu cứu tới ai.
Rau sạch được tưới bằng nước thải sinh hoạt – bể phốt
Tại nhiều vườn rau tại Tây Tựu (huyện Từ Liêm), người trồng rau còn đặt cả máy bơm, hút nước từ các kênh mương để tưới. Ông Hoan – chủ một ruộng rau – cho biết: “Ở đây sẵn có nước mương, nên bắt vòi nước tưới cho tiện, chứ dùng nước sạch thì trồng rau lấy đâu ra lãi”. Nước mương tưới rau là nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư, có màu đen kịt và bốc mùi hôi thối.
Bà Nguyễn Thị Hằng – chủ một ruộng rau – cho biết: “Khi trời vừa tối, các xe hút bể phốt lại thi nhau đổ trộm chất thải xuống các ruộng rau. Đổ chất thải thì chúng tôi đỡ phải tưới vì đằng nào chẳng là phân, nhưng đổ nhiều, rau xanh quá, lại chẳng ai dám mua vì sợ!”.
Phát hiện nhiều chất độc trong rau
Theo kết quả xét nghiệm của Viện Nghiên cứu y tế T.Ư, đã phát hiện các chất độc hại có trong rau như vi khuẩn coliform, chất hóa học độc hại, kim loại nặng… Kiểm nghiệm 96 mẫu rau được lấy tại chợ Hoàng Liệt và 118 mẫu lấy từ chợ Long Biên cho thấy, những mẫu nước và rau đều có nhiều vi khuẩn colifrom và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy. Hàm lượng coliform trong nước thải dùng tưới rau vượt quá mức giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới nhiều lần. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc những người buôn rau còn rửa và ngâm rau bằng nước cống, nước thải sinh hoạt để cho rau được tươi sẽ làm tăng sự nhiễm vi sinh vật cho rau. Những tiêu chuẩn về hệ thống xử lý nước thải, tiêu chuẩn xả thải, hàm lượng và độc tố gây hại .. Bạn đọc tìm hiểu thêm tại đây.
Nhà máy – Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và những con số biết nói
Những con số bạn sẽ phải ngạc nhiên, bởi Hà Nội đã dành khoảng 4.000 tỷ đồng ngân sách chi cho việc thu gom vận chuyển rác thải, duy trì công viên, cây xanh, thoát nước và xử lý nước thải đô thị. Sự kiện liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền và Công ty SFC nhận vận hành nhà máy xử lý nước thải Yên Sở với kinh phí tiết kiệm hơn lên tới 60 tỷ đồng/1 năm so với phương án do Công ty Gamuda đề nghị (86 tỷ đồng so với 146 tỷ đồng/năm) với chất lượng sản phẩm đầu ra cao hơn khiến nhiều người phải giật mình. Cùng với quá trình đô thị hóa, kinh phí chi cho công tác thu gom, vận chuyển rác thải, duy trì công viên, vườn hoa, xử lý nước thải không ngừng tăng lên hàng năm. Hiện nay mỗi năm thành phố phải chi lên tới 4.000 tỷ đồng để duy trì hoạt động cho lĩnh vực này, trong đó 2.000 tỷ đồng thuộc ngân sách thành phố, phần còn lại do ngân sách quận huyện chi theo phân cấp”, Ban KTNS cho hay.
Chi tiết về vấn đề và những con số dành cho việc xây dựng, quản lý vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt này PERSO sẽ dành ra một bài viết cụ thể với những con số thực tế giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về tình hình chung.
Thông qua những tin tức này, chúng ta thấy được cần phải có những chính sách, những quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, với môi trường sống và với chính bộ mặt của thủ đô.