Ở những nước phát triển tất cả nước thải sinh hoạt của nhà dân và nước thải công nghiệp đều phải đấu nối với những trung tâm xử lý môi trường, sau khi xử lý xong mới cho ra sông, suối. Nước ta có những trung tâm xử lý môi trường như vậy không? Có ! Nhưng thực chất số lượng không đủ để đáp ứng được nhu cầu thực tế, vì thế hầu như nước thải sinh hoạt đều cho chảy thẳng ra kênh, rạch, sông, suối. Thêm vào đó, công bằng mà nói việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi người, cá nhân đoàn thể chứ không phải trách nhiệm của một nhóm người, hay những cơ quan chuyên trách. Khai thác và triển khai hệ thống xử lý nước thải đảm bảo, hợp lý là trách nhiệm của chính quyền và xây dựng ý thức, trách nhiệm của bản thân với môi trường phải là trách nhiệm của mỗi người dân.
Giải pháp nào cho xử lý nước thải an toàn
Có thể nói, thời gian vừa qua là khoảng thời gian với nhiều những biến động, những thách thức cực lớn đã bắt đầu được thể hiện cụ thể trọng thực tế. Từ vụ cá chết hàng loạt tại nhiều nơi. Nhiều công ty phải điêu đứng vì hoạt động xả thải gây ô nhiễm đã phải trả một cái giá cực đắt. Yêu cầu xử lý nặng những đơn vị gây ô nhiễm môi trường, và gần đây đích thân Bí thư Thành ủy TP Đinh La Thăng cũng đã có ý kiến chỉ đạo yêu cầu phải xử phạt thật nặng những công ty xử lý rác nhưng lại gây ô nhiễm môi trường là những điểm có thể thấy được giải quyết bài toán môi trường tại Việt Nam còn khá nhiều gian nan. Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường, cung cấp dịch vụ môi trường của Việt Nam hoạt động tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nước thải và rác thải. Mặc dù có sự gia tăng đáng kể về số lượng và quy mô các tổ chức dịch vụ môi trường nhưng về cơ bản mới chỉ xử lý được một phần rất nhỏ chủ yếu là hoạt động thu gom và xử lý sơ bộ so với nhu cầu của ngành, nhiều dịch vụ đòi hỏi công nghệ cao như xử lý khí thải… thì các công ty môi trường hầu như chưa đáp ứng được. Cho đến nay, năng lực xử lý cung ứng dịch vụ môi trường mới đáp ứng được 2-3% nhu cầu xử lý nước thải đô thị, 15% nhu cầu xử lý chất thải rắn, khoảng 14% nhu cầu xử lý chất thải nguy hại; nhiều lĩnh vực như tái chế dầu thải, nhựa phế liệu, chất thải điện, điện tử chưa phát triển.
Theo một nghiên cứu mới đây, ngày càng có nhiều dấu hiệu dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực gây nhiều ô nhiễm được đầu tư vào nước ta. Thông tin này một lần nữa đặt ra vấn đề cấp bách về việc chuyển mạnh từ thu hút đầu tư về số lượng sang chất lượng và phát triển bền vững. Hẳn là bạn không quên về dự án xử lý nước thải và chất thải tại Vũng Áng vừa qua với kinh phí khổng lồ, song hiệu quả thực tiễn thì cũng còn có nhiều vấn đề cần bàn bạc và đánh giá lại. Theo một báo cáo vừa được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương công bố, chỉ có 66% trong số khoảng 300 khu công nghiệp hiện nay là có trạm xử lý nước thải tập trung. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tới 75% khu công nghiệp và 85% cụm công nghiệp chưa được xử lý nước thải tập trung. Số lượng cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải này, nếu như không có hướng giải quyết kịp thời thì có lẽ hậu quả thật sự là khó lường.
Những chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển dịch vụ xử lý môi trường và xử lý nước thải :
Một thực tế khác là mặc dù Luật Đầu tư và Luật Thuế thu nhập DN đều có chính sách ưu tiên các ngành công nghệ cao, thân thiện môi trường và xử lý chất thải, nhưng chỉ 5% DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có công nghệ cao, 80% công nghệ trung bình, còn lại 14% là sử dụng công nghệ thấp, tiêu thụ nhiều năng lượng và khả năng phát thải cao. Có lẽ những ưu đãi như thuế vẫn chưa đủ để nâng cao chất lượng đầu tư.
Tin tức liên quan về hoạt động xử lý nước thải :
- Thành tựu ứng dụng đáng quan tâm của nước thải
- Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả đầu tư đối với nhà máy xử lý nước thải
- Xử lý nước thải và môi trường còn nhiều lỗ hổng đáng nghĩ
- Xử lý nước thải tại Việt Nam bao giờ mới đi đúng quỹ đạo?
Tại nước ta, đối với môi trường nhiều chính sách ưu đãi ra đời mang tính chất hỗ trợ, tận dụng cơ hội thúc đẩy phát triển DVMT, chẳng hạn, Luật bảo vệ Môi trường năm 2014 cũng có các quy định về DVMT (Điều 150) với việc nhà nước đầu tư, hỗ trợ và khuyến khích tổ chức cá nhân thành lập doanh nghiệp DVMT thông qua hình thức đấu thầu, cơ chế hợp tác công tư. Luật đầu tư số 67/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014 có quy định hoạt động thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn do Chính phủ ban hành ngày 9/4/2007 có quy định nguồn vốn đầu tư và ưu đãi đầu tư trong xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn, các công trình phụ trợ. Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải nhằm điều chỉnh các hoạt động thoát nước và xử lý nước thải do Chính phủ ban hành ngày 6/8/2014 có quy định về các dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng được miễn thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền thuê đất, sử dụng đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Xem thêm :
- Quy định về xử lý nước thải và trách nhiệm của từng cá nhân
- Giới thiệu quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt