Như môi trường PERSO đã từng giới thiệu với bạn mô hình xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp kỵ khí, những ưu nhược điểm của hệ thống sử lý nước thải sử dụng công nghệ này, và mô hình triển khai trong thực tế. Hôm nay, tiếp tục mang tới cho bạn đọc cái nhìn rõ hơn và chi tiết hơn về công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt thân thiện này bằng phương pháp kỵ khí kết hợp với bãi lọc ngầm trồng cây, áp dụng tại phường Bách Quang, thị xã Sông Công.
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp kỵ khí kết hợp với bãi lọc ngầm trồng cây
Trạm xử lý nước sinh hoạt được thiết kế theo nguyên tắc nước tự chảy theo các bước hố ga, sóng chắn rác, bể lắng cát, bể lọc kỵ khí, trạm bơm, bể phân phối một, bể phân phối hai, máng tràn bậc thang, hố ga phân phối, bãi lọc trồng cây, ao sinh thái, nguồn tiếp nhận. Đáng chú ý trong các bước đó thì quá trình xử lý nước thải trong bãi lọc ngầm trồng cây chủ yếu là quá trình lọc sạch nhờ tiếp xúc với bề mặt của các hạt vật liệu lọc và lọc.
Vùng ngập nước thường thiếu ô-xy, nhưng thực vật của bãi lọc có thể vận chuyển một lượng ô-xy từ hệ thống rễ, tạo nên tiểu vùng hiếu khí cạnh rễ và vùng rễ. Tại bãi lọc các chất hữu cơ còn lại được thực vật sử dụng làm chất dinh dưỡng nuôi cây, các vi khuẩn trong nước được lọc hoặc bám dính vào vật liệu lọc và tự chết do điều kiện sống không phù hợp. Các loại cây trồng trong bãi lọc được sử dụng ở đây là cây sậy và cây dong riềng.
Nước thải sau khi xử lý tại bãi lọc ngầm được dẫn qua hệ thống ao sinh thái. Ao sinh thái được thả bèo, thủy trúc… Các loại thực vật này có tác dụng xử lý bổ sung cho các công trình xử lý sinh học phía trước và điều hòa nước thải làm tăng cường hiệu quả, tính ổn định và an toàn cho hệ thống xử lý cũng như chỉ thị chất lượng nước bằng các sinh vật chỉ thị như: thực vật nổi, cá… trước khi nước xả ra ngoài môi trường chung quanh.
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp kỵ khí kết hợp với bãi lọc ngầm này đã được áp dụng và triển khai choSông Công, tỉnh Thái Nguyên. Ngày 04 tháng 4 năm 2014. Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường đã tiến hành lễ bàn giao công trình “Khắc phục ô nhiễm cải tạo cảnh quan môi trường lưu vực sông Cầu bằng việc xử lý nước thải sinh hoạt thí điểm theo công nghệ lọc kỵ khí kết hợp bãi lọc ngầm trồng cây.” . Sau sáu tháng đưa vào vận hành, các nhà khoa học lấy mẫu phân tích. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều đạt hoặc nằm dưới giá trị cho phép của QCVN 14: 2008/BTNMT (mức B) là mức quy định giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Ý nghĩa khoa học của dự án:
- Đưa công nghệ mới xử lý nước thải sinh hoạt, với chi phí vận hành thấp, phù hợp với điều kiện hiện tại của địa phương nhằm tạo mô hình nhân rộng trên toàn lưu vực.
- Sử dụng các loại thực vật vào công nghệ để tăng cường xử lý nước thải theo phương pháp tự nhiên, đồng thời tạo cảnh quan sinh thái cho khu vực.
- Mô hình là điểm phục vụ cho mục đích tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường sinh thái trên lưu vực sông.
- Nghiên cứu sự phù hợp và khả năng nhân rộng mô hình ra các địa phương trên toàn lưu vực.
Với chi phí đầu tư cho hạng mục xử lý nước thải 3,79 tỷ đồng; lưu lượng xử lý 750 m 3 /ngày, đêm. Nếu so sánh với mặt bằng chung, khi xử lý 1 m 3 nước thải bằng công nghệ khác chi phí từ 10 – 15 triệu đồng m 3 . Với công nghệ xử lý nước thải này, mức chi phí khoảng năm triệu đồng/m 3 , đây là giải pháp xử lý nước thải chi phí thấp, phù hợp với nhiều địa phương hiện nay. Điều quan trọng là khi công trình đi vào hoạt động, một lượng lớn nước thải được xử lý, góp phần cải thiện môi trường nước, giảm thiểu ô nhiễm, hạn chế lây lan bệnh tật, hạn chế suy giảm chất lượng môi trường tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Đồng thời, thiết kế tổng thể đạt được mục đích hài hòa với thiên nhiên và sinh thái, sử dụng nhiều loại thực vật để xử lý nước thải. Hệ thống cây xanh, tiểu cảnh được bố trí xen kẽ theo trạm xử lý tạo ra một khu công viên sinh thái, vừa có tác dụng cải tạo cảnh quan môi trường khu vực, vừa là địa điểm vui chơi giải trí cho người dân. Qua đó, tuyên truyền, vận động người dân có ý thức bảo vệ và gìn giữ môi trường tại các khu dân cư.
Hình ảnh họp bàn về dự án xử lý nước thải
Từ khoá liên quan :
Xử lý nước thải sinh hoạt phương pháp kỵ khí
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thân thiện môi trường
Thái nguyên và công tác xử lý nước thải sinh hoạt