Đối với hoạt động xử lý chất thải như : xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý rác thải, khí thải … công đoạn lựa chọn đúng công nghệ cho từng địa hình , từng khu vực và tính chất của nguồn thải lại giúp cho doanh nghiệp, công ty tiết kiệm hàng trăm , tới hàng tỉ đồng. Bởi lẽ, áp dụng đúng công nghệ cho từng mô hình sẽ tiết kiệm chi phí, đảm bảo được hiệu xuất xử lý, tránh lãng phí một cách đáng kể. Chọn đúng công nghệ xử lý chất thải phù hợp cho từng địa phương là việc làm cấp bách, không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải – chất thải phù hợp
Tin tức môi trường liên quan :
- Kế hoạch triển khai dự án xử lý nước thải của các thành phố lớn
- 11 năm không có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
- Phạt hơn 6 tỉ – bài học cho các công ty không quan tâm tới môi trường
Tính tới thời điểm hiện tại có không ít những cơ sở, những công ty bị phạt tiền từ trăm triệu đồng tới cả tỷ đồng về hành vi xả thải chưa qua xử lý ra môi trường, không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp không đạt yêu cầu … Có muôn vàn lý do và khi hỏi vấn đề liên quan tới trách nhiệm thì doanh nghiệp đùn đẩy nhau. Bên cạnh đó, trong những ngày cuối năm này, Hà Nội còn tới 3 khu công nghiệp lơn trọng điểm cần hoàn thành khởi công xây dựng các hệ thống xử lý chất thải , hệ thống xử lý nước thải.
Lại nói về vấn đề xử lý chất thải nói chung : Theo thống kê cho thấy ở nước ta, lượng chất thải rắn đô thị lên đến 11,5 triệu tấn/năm, dự báo đến năm 2020 là 30 triệu tấn/năm, năm 2025 là 40 triệu tấn1/năm. Xử lý bằng chôn lấp, ủ sinh học làm phân hữu cơ và công nghệ đốt mới có gần đây. Hiện có khoảng 26 nhà máy xử lý chất thải rắn, tập trung tại các đô thị lớn, với tổng công suất thiết kế khoảng 5.000 tấn/giờ. Sản phẩm sau xử lý chủ yếu là mùn hữu cơ, nguyên liệu để sản xuất gạch block. Có 458 bãi chôn lấp, trong đó có 121 bãi hợp vệ sinh, số còn lại chôn lấp không hợp vệ sinh. Nhiều dự án xử lý rác đầu tư vốn lên đến hàng ngàn tỉ đồng nhưng rất ít dự án thành công, không phát huy được hiệu quả.
Ông Nguyễn Hồng Tiến, Cục Hạ tầng Kỹ thuật (Bộ Xây dựng), cho biết: Giai đoạn 2014 – 2020, đối với đô thị, lĩnh vực cấp nước cần 68,95 ngàn tỷ đồng; thoát nước cần 108,50 ngàn tỷ đồng và lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt cần 42,07 ngàn tỷ đồng để xử lý.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 79 – 80%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch là 26%; thu gom, xử lý chất thải rắn đạt 84%. Mặc dù vậy, chất lượng nước cấp còn chưa cao, nước thải xả thẳng ra môi trường gây ô nhiễm, xử lý chất thải rắn theo công nghệ chôn lấp là chủ yếu.
Theo TS Nguyễn Đình Hậu, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế – kỹ thuật thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, trên thế giới việc lựa chọn áp dụng công nghệ phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia. Tại Hà Lan 35% xử lý rác bằng công nghệ đốt, 60% chất thải rắn được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Còn Nhật Bản 72,8% xử lý bằng công nghệ đốt, Mỹ 67% xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng. Riêng Trung Quốc trước năm 2000 hầu như chôn lấp, gần đây phát triển công nghệ đốt có thu hồi năng lượng.
Được biết, hiện có 7 quốc gia đã chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Một số thiết bị, công nghệ nhập từ một số nước tiên tiến như Mỹ, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Đan Mạch, Bỉ, Pháp. Chủ yếu là công nghệ ủ sinh học làm phân hữu cơ và công nghệ đốt. Hiện có 5 công nghệ xử lý chất thải rắn của Việt Nam được Bộ Xây dựng công nhận gồm 2 công nghệ ủ sinh học làm phân hữu cơ, 1 công nghệ MBT-CD.08 tạo viên nhiên liệu RDF và 2 công nghệ đốt.
Còn theo Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, cả nước có khoảng 40 cơ sở xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ủ sinh học nước ngoài và trong nước . Tuy nhiên, việc quản lý, vận hành bảo dưỡng hệ thống dây chuyền khá phức tạp, hiệu quả hoạt động thấp, đầu tư lớn, sản phẩm phân bón khó tiêu thụ, khó khống chế được ô nhiễm. Công nghệ nước ngoài phần lớn không phù hợp do điều kiện không phù hợp về chất thải rắn (thời tiết, thói quen sinh hoạt). Do đó, cần phải chủ động nguồn trong nước. Tuy nhiên, nguồn này chưa giải quyết triệt để, còn nhiều bất cập phải hoàn thiện công nghệ mới có khả năng nhân rộng.
Chúng ta còn cần nhiều những khu xử lý rác thải như Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, với công xuất xử lý lớn song nếu không tận dụng hết công xuất thì nó sẽ là lãng phí bởi mặc dù có công suất thiết kế 10.000 tấn rác/ngày nhưng trong giai đoạn 2007 – 2014, Khu liên hợp chỉ tiếp nhận 3.000 tấn rác/ngày. Để chuẩn bị cho việc tiếp nhận thêm 2.000 tấn rác/ngày, trong 6 tháng qua, VWS đã triển khai nhiều hoạt động như: tăng công suất xử lý nước rỉ rác, sử dụng các trang thiết bị dự phòng và mua thêm các trang thiết bị mới, trong đó có nhập thêm các loại xe chuyên dụng phục vụ cho công tác xử lý rác. Trong thời gian tới, VWS nâng tổng lượng rác tiếp nhận lên 5.000 tấn/ngày.
Phát hiện sai phạm trong việc chôn lấp chất độc hại ngoài môi trường
Chiến lược xử lý rác 3RVE của các quốc gia tiên tiến gồm giảm thiểu, sử dụng lại, tái sinh, nâng cao giá trị, thải bỏ. Việc tìm kiếm công nghệ xử lý rác phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện đang cấp bách để giải quyết lượng rác khổng lồ ngày càng gia tăng là bài toán đau đầu. TS Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ, cho biết việc tìm kiếm các giải pháp mới, thiết bị công nghệ phù hợp để tham mưu cho Bộ Khoa học và Công nghệ và Chính phủ để tiến tới việc kiến nghị ngưng áp dụng công nghệ chôn lấp tập trung.
Bài toán về hệ thống xử lý nước thải hiệu xuất tốt, hay bài toán tính sự tối ưu của các hệ thống xử lý chất thải, chất độc hại phải được giải ngoài việc khảo sát địa hình, hiện trạng … còn phải tính tới yếu tố công nghệ. Giá trị của 1 hệ thống rút cuộc vẫn là việc lựa chọn công nghệ phù hợp.