( MÔI TRƯỜNG PERSO ) Có thể là một mức kỷ lục mới đối với xử phạt về sai phạm đối với hoạt động gây nguy hại cho môi trường. Hơn 6 tỷ đồng đối với mức hình phạt dành cho Hào Dương. Cái tên chắc không còn lạ lẫm gì với bạn nếu là người quan tâm tới môi trường Việt Nam. Hào Dương nổi lên như một hiện tượng – một công ty điển hình cho những nỗ lực xả thải chui (Xả thải không qua xử lý ra môi trường ), và không quan tâm tới việc xây dựng, tìm kiếm giải pháp để xử lý triệt để nước thải , không có kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải một cách khoa học, đảm bảo. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho những công ty khác, những đơn vị muốn hoạt động ổn định, phát triển bền vững hãy lưu ý tới môi trường. Tìm kiếm cho mình giải pháp phù hợp nhất, tốt nhất.
Phạt hơn 6 tỉ đồng đối với Hào Dương – Đơn vị xả thải trực tiếp ra môi trường
Từ những nhận định Xử lý nước thải gắn liền với phát triển doanh nghiệp ( Chính xác hơn phải gọi là xử lý môi trường ) cho tới khi chứng kiến những công ty , doanh nghiệp và các đơn vị hoạt động sản xuất bị phạt nặng về việc xả thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường. Cá biệt có vài đơn vị bị đình chỉ hoạt động mới thấm được mức độ nghiêm trọng và hậu quả nặng nề như thế nào.
Sau nhiều lần đình chỉ hoạt động, nhiều lần yêu cầu khắc phục môi trường và xây dựng hệ thống xử lý nước thải tiêu chuẩn nhưng với liên tiếp những sai phạm của Hào Dương, Chiều 17-11, tin từ Văn phòng UBND TP.HCM cho biết Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính ( Quyết định số 5633 /QĐ-XPVPHC về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ) Công ty CP Thuộc da Hào Dương hơn 1,9 tỉ đồng.
Ngoài ra, công ty này phải nộp hơn 4,3 tỉ đồng tiền thu nguồn lợi bất chính từ việc xả hơn 437.000 m3 nước thải ô nhiễm ra môi trường (Pháp Luật TP.HCM đã thông tin). Song song với việc nộp phạt, Công ty Cổ phần Thuộc da Hào Dương phải tổ chức thu gom toàn bộ nước thải, đưa về hệ thống xử lý nước thải cục bộ, xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của Khu công nghiệp Hiệp Phước.
UBND TP cũng yêu cầu Công ty Hào Dương phải thu gom, xử lý toàn bộ lượng nước thải đang tồn đọng tại nhà máy. Đến khi nào khắc phục xong tình trạng ô nhiễm mới xem xét cho hoạt động trở lại. “Với hình thức xử lý trên, Công ty Hào Dương là đơn vị bị phạt tiền nhiều nhất từ trước đến nay ở TP.HCM” – một cán bộ thanh tra Sở TN&MT TP.HCM cho biết.
Một số những đơn vị khác bị xử phạt về xả thải chưa qua xử lý ra môi trường xem tại đây :
Mức xử phạt trên cũng đã được đề xuất hồi tháng 8 vừa qua cụ thể :
Sau khi bắt quả tang Công ty Hào Dương bơm nước thải chưa qua xử lý ra sông Đồng Điền (vào đêm 23-10-2013), C49B đã thu thập được các tài liệu để chứng minh số tiền bất hợp pháp mà Công ty Hào Dương hưởng lợi từ việc xả thải trộm. Cụ thể, từ tháng 1 đến 10-2013, công ty đã bơm hơn 437.000 m3 nước thải chưa qua xử lý ra sông (ông Trương Hải, giám đốc Công ty Hào Dương, đã thừa nhận điều này).
Theo hợp đồng, để xử lý 1 m3 nước thải, Công ty Hào Dương phải trả cho chủ đầu tư KCN Hiệp Phước 10.050 đồng. Căn cứ vào đơn giá này, C49B tính được tổng số tiền mà Công ty Hào Dương thu lợi từ xả trộm hơn 4,3 tỉ đồng.
Về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, C49B đề nghị Sở TN&MT TP trình UBND TP phạt Công ty Hào Dương hơn 1,9 tỉ đồng. Đây là tổng số tiền được tính từ bốn hành vi vi phạm của Công ty Hào Dương: Xả nước thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên; không thu gom triệt để chất thải nguy hại; không thực hiện đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường; không thực hiện đủ chương trình quan trắc.
Ngoài các vi phạm trên, C49B còn xác định lượng nước mặt mà Công ty Hào Dương khai thác thực tế từ sông Đồng Điền nhiều hơn 533.000 m3 so với mức kê khai nộp thuế. C49B đề nghị Sở TN&MT TP tính toán truy thu số tiền này, đồng thời cũng truy thu tiền phí bảo vệ môi trường đối với lượng nước thải không đạt quy chuẩn mà Công ty Hào Dương đã xả ra sông trong thời gian qua.