Cuối năm, hàng loạt những dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải , khí thải, rác thải mới được đưa vào vận hành thử nghiệm, nghiệm thu chất lượng. Hàng loạt những dự án mới được phê duyệt và khởi công xây dựng. Năm qua, 2015 chứng kiến khá nhiều những câu chuyện về an toàn môi trường. Vấn đề xử lý nước thải, khí thải cực kỳ nóng. Nóng là như vậy, thông qua những số liệu sau chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem hiệu quả mang lại sau những dự án thành công, dự án thí điểm … trên khắp cả nước như thế nào ?
Trên 70% nước thải công nghiệp chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường
Thông tin khá nhiều người thực sự bất ngờ bởi có tới trên 70% nước thải công nghiệp chưa qua xử lý chảy thẳng ra môi trường. Thông tin này được lấy theo TTXVN. Thêm nữa, theo như Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh cho biết thông qua Hội nghị “Hỗ trợ chính quyền địa phương thực thi chương trình cải tạo môi trường đô thị” tại thành phố Cần Thơ mới đây thì đến nay cả nước chỉ mới có 48/778 đô thị có hệ thống thoát nước (chiếm 6%); 30 đô thị có nhà máy xử lý nước thải với tổng công suất 800.000 m3/ngày đêm chỉ đáp ứng 10% so với tổng lượng nước thải cần được xử lý.
Tin tức môi trường có thể bạn quan tâm :
- Xử lý nước thải tại Việt Nam bao giờ mới đi đúng quỹ đạo?
- Xử lý nước thải bệnh viện và những kẽ hở trong quản lý
- Công tác bảo vệ môi trường và xử lý nước thải 2015 sẽ khác?
Chúng ta đặt dấu hỏi rằng những dự án mới đầu tư, những dự án trọng điểm về xử lý nước thải công nghiệp, môi trường đã và đang triển khai có hiệu quả như thế nào ? Với sự phát triển nhanh chóng như hiện nay, cùng với nỗ lực từ phía các địa phương phấn đấu và triển khai 40 nhà máy với công suất 1,6 triệu m3/ngày đêm. Như vậy, sau khi các nhà máy mới đi vào hoạt động thì cũng chỉ mới đáp ứng 30% nước thải đô thị được xử lý trước khi thoát ra môi trường. Các đô thị còn lại hầu hết chưa có trạm xử lý nước thải tập trung, nhiều đô thị loại 5 không có cả hệ thống thoát nước; phần lớn các bệnh viện, nhà máy công nghiệp chưa có trạm xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn. Cũng cần phải nhấn mạnh, trong các dự án xử lý nước thải trọng điểm một số vẫn chưa đi vào hoạt động.
Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, tính đến năm 2011, trên cả nước chỉ có 143/232 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, 30 khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng các trạm xử lý nước thải công nghiệp. Còn lại, các khu công nghiệp chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải thì xả thẳng ra môi trường. Từ 2011 cho tới nay có thêm rất nhiều những khu công nghiệp mới cùng những hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung mới được triển khai song đáp ứng được lưu lượng lớn nước xả thải cũng là một bài toán khó. Theo số liệu từ cổng thông tin qan trắc môi trường tại địa chỉ (quantracmoitruong.gov.vn) thì tới hiện nay có tới 70% lưu lượng nước thải chưa được xử lý – Số liệu và nhận định này được Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra tại hội thảo “Tổng quan về nghiên cứu và phát triển bền vững về nước giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức” do Văn phòng Hợp tác liên bộ giữa Bộ Giáo dục và Nghiên cứu, Đức (BMBF) và Bộ Khoa học-Công nghệ, tổ chức chiều 1/12, tại Hà Nội.
Thực trạng và giải pháp về xử lý nước thải công nghiệp
Số liệu được tổng kết mới nhất, và được công bố bởi Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh thì hiện nay 60% khu công nghiệp tập trung có trạm xử lý nước thải nhưng chỉ có 30% trong số đó hoạt động, nước thải công nghiệp đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Với vai trò là cơ quan quản lý ngành về lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải, Bộ Xây dựng đã xây dựng chương trình đầu tư cho lĩnh vực này trong giai đoạn 2016-2020 với tổng mức đầu tư lên đến 153.000 tỷ đồng (tương đương 6,9 tỷ USD), chương trình này sẽ được trình Thủ tướng phê duyệt trong năm 2016.
Giải pháp về xử lý nước thải và giữ an toàn môi trường nước còn phải kể tới các dự án của bộ Khoa học và Công nghệ. Hiện nay xuất phát từ nhiệm vụ giải quyết bài toán về xử lý nước thải công nghiệp, từ năm 2009 đến nay, cơ quan này đã phối hợp với Bộ BMBF triển khai dự án AKIZ về xử lý nước thải công nghiệp, với sự tham gia của 17 trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức. Đây là dự án phát triển các giải pháp xử lý nước thải cho khu công nghiệp với các thiết bị thí điểm ở khu công nghiệp Cần Thơ. Bước đầu đã mang lại kết quả khả quan và khá rõ ràng như việc khử độc tốc (nước thải thuốc trừ sâu); thu hồi sản phẩm bị rửa trôi từ nước rửa; xử lý bùn nước thải…Tuy nhiên, đây mới l là những kết quả bước đầu của dự án. Liệu kết quả có được như chúng ta mong đợi không thì sẽ còn mất một khoảng thời gian nữa để xác định và đánh giá chi tiết hơn.
Nỗ lực từ các địa phương về cải tạo và xử lý môi trường
Xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi … xử lý nước thải tại các làng nghề đang được các cấp chính quyền địa phương đặc biệt chú trọng và quan tâm sát sao. Phải kể tới Tây Ninh qua 2 năm thực hiện kế hoạch về xử lý các khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho tới nay đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống xử lý chất thải, nước thải tại 11 cơ sở, đạt 100% kế hoạch cơ sở cần phải xử lý. Tính đến cuối năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 100% Khu công nghiệp, Khu chế xuất, các nhà máy chế biến đường và 94% nhà máy chế biến tinh bột sắn, 91,6% nhà máy chế biến mủ cao su đang hoạt động đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải đạt cột A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng; các nhà máy còn lại đều phải tạm ngưng hoạt động để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, được ngành chức năng nghiệm thu, cấp giấy chứng nhận mới được hoạt động trở lại.