Khi mà những tiêu chí về an toàn môi trường, những quy chuẩn về xử lý chất thải nguy hại đang bị một số đơn vị bỏ ngỏ, hoặc vượt quá tới nhiều lần thì vấn đề bức tử môi trường tại khu vực đó sẽ là điều chắc chắn. Bên cạnh đó, nguy cơ xả thải của nhà máy là mối hiểm họa chực chờ này sẽ đe dọa trực tiếp cuộc sống hàng triệu cư dân sinh sống bên cạnh những nhà máy này. Ảnh hưởng nặng nề nhất thời gian gần đây có thể kể tới Formosa với vụ việc cá chết hàng loạt tại vùng biển Miền Trung, vụ việc đã được dư luận và xã hội hết sức quan tâm thời gian qua cũng đã có kết quả chính thức vào chiều ngày 30/06 vừa qua. Theo như công bố thì ảnh hưởng gây nên cá chết hàng loạt do nguồn nước thải độc hại xả ra môi trường của FORMOSA. Đại diện đơn vị này lý giải về sự cố trong nhà máy. Ngày 30/6, 84 ngày sau khi cá chết hàng loạt được phát hiện, Formosa đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa cá chết và cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả và cải tạo môi trường đồng thời cam kết khắc phục những thiếu sót trong hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải nguy hại của mình.
Điểm danh những sai phạm về an toàn môi trường, xả thải vượt tiêu chuẩn
Gần đây, khi mà vụ việc giữa Nhà máy giấy Lee & Man còn đang trong quá trình kiểm tra và đánh giá kỹ lưỡng về hoạt động an toàn với môi trường. Theo các chuyên gia, nếu Nhà máy giấy Lee & Man (Hậu Giang) đi vào hoạt động và xả thải không kiểm soát ra môi trường bên ngoài, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cả vùng phía Tây Nam của sông Hậu bao gồm các địa phương Hậu Giang, một phần Thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh. Trong đó Cần Thơ sẽ là địa phương bị ảnh hưởng đầu tiên khi nhà máy giấy đi vào hoạt động mà không kiểm soát hệ thống xả thải. Nhận định ban đầu của các chuyên gia khi lo ngại nhà máy giấy Lee & Man “bức tử sông Hậu” là có cơ sở?
Cụm công nghiệp giấy Lee & Man bao gồm hai nhà máy sản xuất giấy bao bì và nhà máy bột giấy tẩy trắng (có công suất lần lượt là 420.000 tấn giấy/năm và 330.000 tấn/năm), một nhà máy nhiệt điện đốt than và các phế phẩm của nhà máy giấy có công suất phát điện 125 MW và một nhà máy nước có công suất thiết kế 181.000 mét khối/ngày. Chi tiết về quy mô của nhà máy xử lý nước thải công nghiệp, hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy bạn đọc xem thêm tại đây. Điều đáng nói ở đây là Lee & Man sẽ lớn hơn 13,6 lần so với nhà máy giấy lớn nhất Việt Nam hiện nay là Nhà máy Giấy Bãi Bằng (do Thụy Điển viện trợ xây dựng) có công suất thiết kế là 55.000 tấn/năm. Một nhà máy lớn như vậy mà không hề có một báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) nào liên quan đến phát triển công nghiệp, còn báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt từ năm 2008, nhưng rất sơ sài ở khâu pháp lý và tham vấn cộng đồng. Sản xuất và tái chế giấy được đánh giá là ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm cao. Nước thải từ dây chuyền vận hành chế tạo giấy chứa rất nhiều độc chất do giấy phế liệu rất đa dạng về chất liệu, thể loại.
Một số đặc điểm trong hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy.
Nhà máy bia đầu độc môi trường sông Thương – Vấn đề ô nhiễm nguồn nước đã rõ ràng
Hậu quả sẽ là nghiêm trọng và cực kỳ nghiêm trọng khi “sự đã rồi”, tới lúc cá chết hàng loạt, nước sông chuyển màu, có mùi lạ .. thì hậu quả chắc hẳn người dân quanh vùng sẽ là bị hứng chịu nhiều nhất. Tình trạng ô nhiễm sông Thương (Bắc Giang) đến mức cá chết nổi trắng là hiểm hoạ bởi đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho hàng nghìn hộ dân TP Bắc Giang. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt 350 triệu đồng đối với Công ty TNHH Một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc do vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Tiếp đó, chỉ không lâu sau, đến lượt Công ty bia HaBaDa được phát hiện ngày đêm đang đầu độc dòng sông này.
Tin tức môi trường có thể bạn quan tâm :
- Nghịch lý từ việc nhà máy xử lý nước thải công xuất 25000m3 ngày đêm đắp chiếu
- Liên tiếp những vụ xả thải trái phép gây nguy hại cho môi trường
- Ô nhiễm môi trường làng bún Khắc Niệm
- Nhìn nhận lại hàng loạt những giấy phép xả thải Formosa đang nắm giữ
- Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tiêu chuẩn tại Việt Nam
Sự việc được công bố khi mới đây Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần HaBaDa được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ký. Theo đó thì công ty này xả nước thải vượt quá quy chuẩn về chất thải từ 02 lần đến dưới 05 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400m3/ngày (24 giờ) “nước thải sản xuất của Công ty cổ phần Habada lấy tại điểm xả ra môi trường có thống số COD vượt 4.66 lần so với giá trị Cmax cột B, QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (Xem thêm tại đây) , lưu lượng nước thải của Công ty khoảng 275 m3/ngày (24 giờ)”; quy định tại điểm i khoản 2 Điều 13 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
UBND tỉnh Bắc Giang đã quyết định xử phạt Công ty bia Habada 290 triệu đồng và đình chỉ hoạt động xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm môi trường của công ty cổ phần HaBaDa trong thời hạn 3 tháng để khắc phục vi phạm; Buộc Công ty cổ phần HaBaDa phải chấm dứt ngay vi phạm nêu trên; đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải sản xuất đảm bảo nước thải được xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường theo quy định.
Sau khi khắc phục hậu quả, Công ty HaBaDa phải báo cáo bằng văn bản kết quả khắc phục do hành vi vi phạm gây ra gửi về Công an tỉnh, Sở Tài nguyên môi trường, UBND thành phố Bắc Giang, UBND phường Trần Phú theo quy định xong trước ngày 23/07/2016 để kiểm tra giám sát.
Nhà máy giấy hay bất kì một nhà máy có sức thải lớn đặt bên cạnh dòng sông bao giờ cũng là điều lo ngại. Tất cả những hoạt động của nhà máy sẽ sản sinh ra một lượng độc chất trong nước thải rất lớn. Nếu không có biện pháp xử lý và kiểm soát hiệu quả, hậu quả để lại rất nặng nề.