Những vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường và tình hình xử lý nước thải công nghiệp, sinh hoạt,.. tình trạng hoạt động kém của các hệ thống xử lý nước thải là những điểm được đề cập , quan tâm và chất vấn nhiều trong kỳ họp nhiềm kỳ 14 hội đồng nhân dân thành phố HCM. Trong đó, chủ yếu là những sai phạm trong quản lý và xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nhiều đơn vị chưa hề có khái niễm bảo trì định kỳ hệ thống xử lý nước thải, một số nơi thì các thiết bị hỏng hóc và không đảm bảo cho việc xử lý …
Những bức xúc về môi trường và hệ thống xử lý nước thải trong cuộc họp HDND thành phố HCM
Nói về tình trạng ô nhiễm rất nặng nề tại khu phố 4,5 ở phường Đông Hưng Thuận, nhiều doanh nghiệp tại đây đã không quan tâm, đầu tư đến hệ thống xử lý nước thải, nhất là doanh nghiệp trong ngành dệt, vải, giấy, đại biểu Nguyễn Văn Lâm hỏi: “Sở đã giải quyết tình trạng này như thế nào?”
“Tình trạng 3 bệnh viện hệ thống công lập, liên tục bị nêu tên chưa có hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, khi nào sẽ xử lý xong tình trạng này?”, đại biểu Lâm hỏi tiếp.
Ông Đào Anh Kiệt – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nói, vấn đề ô nhiễm tại Q.12, cán bộ, thanh tra của Sở sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý. Nếu có sai phạm chắc chắn sẽ xử phạt ‘nóng’.
Hiện TP.HCM vẫn còn 3 bệnh viện của trung ương chưa có trang bị hệ thống xử lý nước thải y tế. Sau nhiều lần kiểm tra, các bệnh viện này hứa trong quý 2/2014 sẽ hoàn thành xong việc này.
Các đại biểu cho biết thượng nguồn của rạch Bình Thọ nằm phía Q.9, có các xí nghiệp thường xuyên xả nước thải ra rạch này. Suốt tuyến có 24 đơn vị xả nước thải (18 đơn vị thuộc Q.9 và 6 đơn vị thuộc Q.Thủ Đức), tuy nhiên qua kiểm tra chỉ có 13 đơn vị có hệ thống xử lý nước thải. số lượng hệ thống xử lý nước thải này lại không đủ đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Nguyên nhân đầu nguồn chính là phía Q.9. ĐB Đặng Thị Hồng Liên (chủ tịch UBND Q.9) nói có lúc các đơn vị này xả nước ra không đảm bảo tiêu chuẩn và theo phân cấp thì thẩm quyền kiểm tra, xử lý là Sở TN-MT TP. Quận kiến nghị sở thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để tiếp tục kiểm tra, xử lý khu vực gây ô nhiễm này.
Cùng nóng với vấn đề xử lý nước thải và các thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho công nghiệp, cho bệnh viện, cho sinh hoạt. ĐB Võ Văn Tân cho biết ô nhiễm do Công ty Phân bón hóa sinh gây ra ở xã Phạm Văn Cội (H.Củ Chi), UBND TP đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ngưng lò đốt gây ô nhiễm. Hiện huyện chỉ đạo tiếp tục đối thoại giữa dân và công ty nhưng công ty không chịu thỏa thuận bồi thường, như vậy giải quyết đối với công ty này trong thời gian tới như thế nào? Giám đốc Sở TN-MT Đào Anh Kiệt nói sẽ trả lời bằng văn bản sau. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết đã xem thông tin phản ảnh ô nhiễm ở Xí nghiệp Phân bón hóa sinh, thấy tôn nhà dân cũng bị mục thì không hiểu lá phổi của người dân phải chịu đựng tới bao giờ? Thông tin về công ty phân bón hóa sinh này sẽ được môi trường PERSO cập nhật trong loạt bài viết sau.
Một số những số liệu về hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tại Tp HCM
Đồng thời bên cạnh đó, theo số liệu mới nhất nhận được thì hiện tại Cả nước có 615 cụm công nghiệp (CCN) đang hoạt động, nhưng chỉ có 3% số cụm có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Số còn lại cơ sở tự xử lý, hoặc xả thải trực tiếp ra môi trường.
Con số này được Cục Kiểm soát ô nhiểm, Tổng cục Môi trường đưa ra tại hội thảo, xử lý môi trường tại các KCN. Trong số 198 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động trên cả nước, có 30 khu công nghiệp chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và 21 khu đang trong quá trình xây dựng. Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm, nguyên nhân của tình trạng này do thiếu kinh phí, không đáp ứng được yêu cầu và mức độ phát triển.
Tại TPHCM cả 15 KCN và khu chế xuất đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 10 khu lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống quan trắc tự động tại cửa xả của các hệ thống này theo chỉ đạo của UBND thành phố.
- Tìm hiểu thêm về tiêu chuẩn của 1 hệ thống xử lý nước thải tại đây.
- Ưu điểm của những thiết bị xử lý nước thải hợp khối FRP cho bệnh viện
- ………