Xử lý nước thải, rác thải, xử lý chất thải an toàn, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường chưa bao giờ là công đoạn thừa đối với bất kỳ doanh nghiệp hoạt động sản xuất nào cả. Phải chăng mức độ xử lý vi phạm môi trường của cơ quan chức năng chưa đủ sức răn đe? có thể lắm chứ. Theo dòng thông tin chúng ta đã thấy có khá nhiều đơn vị bị đình chỉ hoạt động môi trường lần 2 lần 3 mà vẫn chưa thể chấm dứt được hoạt động gây nguy hại cho môi trường. Làm thế nào để hạn chế việc xả thải gây ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp? Mức thải độc hại ra môi trường bao nhiêu thì sẽ bị đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn … là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Chế tài xử lý vi phạm về những hành vi gây nguy hại cho môi trường liệu đã đủ sức răn đe?
Nhiều doanh nghiệp sau khi bị nhắc nhở, tuýt còi, thậm chí bị xử lý bởi các cơ quan chức năng nhưng rồi đâu lại vào đó ( Xem thêm nội dung chi tiết tại đây), hoặc sự đảm bảo về mảng an toàn môi trường theo quy chuẩn quốc gia vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Và những hành vi này vẫn liên tiếp tái diễn minh chứng cho câu hỏi trên. Các cuộc kiểm tra liên ngành lại vừa phát hiện thêm nhiều doanh nghiệp sản xuất vi phạm xả thải môi trường. Điển hình nhất là tại các khu công nghiệp ở một số tỉnh miền Trung. Nhiều khu công nghiệp – dù không có nhà máy xử lý nước thải tập trung vẫn đi vào hoạt động. Doanh nghiệp sử dụng công nghệ tân tiến của nước ngoài cũng vi phạm xả thải – Trường hợp này chắc cái tên FORMOSA HÀ TĨNH nhắc tới có thể gọi là điển hình, được khá nhiều người biết tới-. Thậm chí, doanh nghiệp xử lý chất thải công nghiệp cũng gây ô nhiễm. Điều đáng nói là nhiều doanh nghiệp, dù đã bị phạt đi phạt lại, thậm chí bị đóng cửa tạm thời, nhưng vẫn ngang nhiên tái phạm.
Gần đây Chương trình “Vấn đề hôm nay” của đài truyền hình Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư – Tiến sỹ Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam để hiểu sâu hơn về tính răn đe của các chế tài xử lý tội phạm môi trường trong đó có thể hiện như sau :
Nói về nguyên nhân cốt lõi của hiện tượng doanh nghiệp vi phạm môi trường ngày càng tăng, ông Trương Mạnh Tiến cho biết: “Từ trước tới nay, chế tài xử phạt các khu công nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường còn nhẹ nên các doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận xử phạt, từ đó dẫn đến vấn đề này cứ lặp đi lặp lại. Hiện nay, luật mới được thông qua vào năm 2015 sắp được đưa ra áp dụng sẽ xác định rõ hơn về tội phạm môi trường. Có như vậy, tính răn đe mới được đẩy cao. Tập thể cũng như cá nhân đều bị xử phạt, điều đó giúp doanh nghiệp nhận ra rằng việc xử phạt hiện nay đã không còn chỉ đánh vào kinh tế, xử phạt hành chính mà sẽ xử phạt theo các khung của hình sự”.
Theo ý Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam thì ông rất hoan nghênh, ủng hộ việc Bộ Tài nguyên Môi trường đã xây dựng kế hoạch và có các đoàn đi kiểm tra môi trường nhằm vào tất cả các dự án xả thải trên toàn quốc sắp được diễn ra. Các chất thải khi được chuyển đi phải ký cam kết với đơn vị được phép xử lý đúng chất thải đó, nghiêm cấm tình trạng ký với các đơn vị không đúng chức năng. Tiếp đó, nơi xử lý cũng phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện kỹ thuật từ chôn lấp đến lưu trữ, bảo quản và xử lý.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên Môi trường, trong năm ngoái, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý trên 500 cơ sở công nghiệp vi phạm, gây ô nhiễm môi trường với mức xử phạt trên 26 tỷ đồng – một con số kỉ lục. Kể từ năm ngoái, mức phạt hành chính đã tăng gấp đôi, lên mức tối đa 2 tỉ đối với mỗi vụ vi phạm môi trường của tổ chức hoặc cá nhân. Nhưng sự thật nhiều doanh nghiệp sản xuất sẵn sàng nộp phạt thay vì đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải. Điều này cho thấy những bất cập của công tác quản lý xả thải môi trường vẫn còn tồn tại.
Thủ đoạn phá hoại – gây ô nhiễm môi trường ngày một tinh vi khó lường hơn.
Không phải hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, mà một hệ thống xả thải chui được tạo nên thực sự là một vấn đề mới. Mới đây nhất là hệ thống xả thải trực tiếp ra môi trường của Công ty Phương Duy bị phát hiện cho thấy thủ đoạn ngày càng tinh vi và bất chấp hơn. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang tiến hành xả thải trái phép ra môi trường, khiến cho các dòng sông đứng trước nguy cơ bị bức tử…
Tin môi trường liên quan :
- Một số những vụ ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng 2016
- Báo động vấn nạn xả thải không qua xử lý ra môi trường.
- Quyết liệt hơn với những hành vi gây mất an toàn môi trường từ cơ quan chức năng.
Gần đây, UBND TP.Cần Thơ đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Cty TNHH Sản xuất thương mại Huy Việt – Tây Đô (số 1904, QL91, phường Thuận An, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ), với tổng số tiền gần 900 triệu đồng vì đã xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Hậu. Cty này bị xử phạt hành chính về các hành vi: thiết kế, lắp đặt đường ống, van khóa không đúng quy trình xử lý nước thải (200 triệu đồng); xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải…
Trước đó, Cần Thơ cũng đã ra quyết định xử phạt hành chính Cty TNHH MTV Ecotech Cần Thơ (hoạt động trong lĩnh vực xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại) và Công ty TNHH MTV Hồng Lĩnh (sản xuất đất sạch và giá thể vi sinh), đều đóng trên địa bàn phường Phước Thới, quận Ô Môn (TP.Cần Thơ), với số tiền 1,3 tỉ đồng. Theo đó, Công ty TNHH MTV Ecotech Cần Thơ bị xử phạt số tiền 904 triệu đồng do thải chất thải rắn thông thường không đúng quy định về bảo vệ môi trường và nhiều hành vi gây ô nhiễm môi trường khác. Còn Cty TNHH MTV Hồng Lĩnh bị xử phạt hành chính 400 triệu đồng do chôn lấp chất thải rắn thông thường không đúng quy định về bảo vệ môi trường. Ngày 29.7 vừa qua, phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Trà Vinh cho biết, đơn vị này đã tống đạt quyết định của UBND tỉnh xử phạt hơn 358 triệu đồng đối với Công ty cổ phần thủy sản Cửu Long về hành vi xả nước thải chưa qua xử lý vào môi trường. Những đơn vị kể trên là một trong số những đơn vị bị phát hiện về hoạt động vi phạm xử lý chất thải, vi phạm luật môi trường Việt Nam. Và tới ngay cả người trong cuộc, có chuyên môn trong ngành cũng phải lắc đầu khi nói tới sai phạm khó phát hiện và tinh vi như vậy. Đại tá Nguyễn Hồng Trinh –
Trưởng phòng PC49, công an TP.Cần Thơ – cho biết: Thủ đoạn đối tượng sử dụng rất tinh vi, thường chọn thời điểm mưa, bão, đêm tối để thực hiện hành vi xả thải trái phép ra môi trường; xây dựng bí mật nhiều ống xả thải trực tiếp ra môi trường… Các hành vi vi phạm rất dễ bị xóa dấu vết và chứng cứ. Lực lượng làm nhiệm vụ thường phải mật phục, bám sát địa bàn trong thời gian dài dùng tổng hợp mọi biện pháp nghiệp vụ mới bắt quả tang, thu thập đủ chứng cứ để có thể xử lý, ngăn chặn hành vi vi phạm.
Giải pháp nào hạn chế vi phạm xả thải tại các khu công nghiệp?
Đẩy mạnh thanh tra và giám sát các khu công nghiệp, xây dựng thêm các trạm quan trắc môi trường tự động … được nhiều thành phố lớn tích cực triển khai hiện nay. Điển hình cho hoạt động thanh kiểm tra sát sao hoạt động xả thải tại các khu công nghiệp gần đây có thể kể tới Bình Định. Mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành để kiểm tra việc xả thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Trong thời hạn 45 ngày, Đoàn Thanh tra có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật của các đơn vị, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước trong hoạt động xả thải vào nguồn nước của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Quá trình thanh tra, nếu phát hiện các hành vi vi phạm thì lập hồ sơ xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là hoạt động nhằm chấn chỉnh tình trạng xả thải không đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp trong thời gian qua.