Theo như nội dung bài viết trước Môi trường PERSO đã cập nhật có nhan đề “Kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gòn”, Theo như đề xuất TPHCM kêu gọi các nhà đầu tư có vốn, công nghệ tham gia đầu tư dự án nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gòn, công suất xử lý 150.000 m3/ngày, và dự kiến thành phố sẽ xây dựng 7 nhà máy xử lý nước thải.Cho tới nay, tháng 8 2014 dự án này chính thức được xem xét và nhằm đạt được quy chuẩn và yêu cầu, đang có đề xuất đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt , nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gòn theo hình thức PPP ( hình thức hợp tác đối tác công tư ) của Liên danh gồm Công ty TNHH UE Newater Vietnam thuộc Tập đoàn UEL (Singapore) và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng DPD tại TPHCM . Dại diện liên danh UE Newater và DPD khẳng định liên danh có đủ năng lực về kinh nghiệm, kỹ thuật và tài chính để triển khai hai hạng mục thu gom và xử lý nước thải lưu vực Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên. Ngoài nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gòn, liên danh này còn đề nghị được đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước mưa và nước thải, và trạm bơm lưu vực Tây Sài Gòn với tổng vốn đầu tư gần 11.000 tỉ đồng.
Đầu tư nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt theo phương thức PPP
Thế nào là phương thức PPP ? tại sao lại kêu gọi đầu tư những dự án xử lý nước thải, hệ thống xử lý nước thải lớn như vậy theo phương thức này ? Như môi trường PERSO đã phân tích ở các bài viết trước trong mục công nghệ xử lý nước thải và những vấn đề liên quan, và cũng theo đại diện DPD thì với hình thức đầu tư PPP, nhà đầu tư lên kế hoạch thu hồi vốn bằng tiền phí xử lý nước thải được thành phố trả lại cho nhà đầu tư. Hiện tại, nhà đầu tư đang chờ các quy định (dưới dạng nghị định của Chính phủ) về thu phí xử lý nước thải và quy định về quy chế đầu tư theo hình thức PPP. Theo dự thảo nghị định đang soạn thảo, các dự án xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải cũng thuộc lĩnh vực đầu tư theo hình thức hợp tác đối tác công – tư. Hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì soạn thảo dự thảo nghị định về đầu tư theo hình thức PPP dự kiến được bàn hành trong năm 2014 này.
Kết quả đạt được theo như đều xuất xây dựng hệ thống xử lý nước thải Tây Sài Gòn theo thực tế. Nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gòn dự kiến có công suất 150.000 m3/ngày, tổng vốn đầu tư khoảng 80 triệu đô la Mỹ, sẽ xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải công nghiệp cho các các khu vực dân cư ở lưu vực Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên, bao gồm các quận 12, Tân Phú và Bình Tân. Đây là dự án được chính quyền thành phố trước đó kêu gọi đầu tư theo hình thức BT, BOT (đổi đất lấy hạ tầng).
Theo quy hoạch, lưu vực Tham Lương-Bến Cát-Rạch Nước Lên sẽ có ba nhà máy xử lý nước thải gồm nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gòn (150.000 m3/ngày), nhà máy Tham Lương-Bến Cát (250.000 m3/ngày) và nhà máy Bình Tân (180.000 m3/ngày). Theo đại diện Trung tâm điều hành chương trình chống ngập thành phố, thời gian qua việc kêu gọi đầu tư đối với các dự án xử lý nước thải lưu vực này gặp nhiều khó khăn, phần lớn là do nhà đầu tư thiếu vốn, không có nhà đầu tư tham gia hoặc chậm giải phóng mặt bằng. Theo các chuyên gia môi trường, hiện tổng lượng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý của cả thành phố thải ra kênh rạch mỗi ngày là trên 1,2 triệu m3. Do chưa có đầy đủ hệ thống xử lý nên phần lớn nước thải chưa xử lý khu vực nội thành được thải thẳng ra các kênh rạch, đổ ra sông Sài Gòn và trôi dần về phía hạ lưu là sông Đồng Nai. Hiện nay, TPHCM chỉ có một nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đang vận hành là nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng với công suất 141.000 m3/ngày.