Xử lý nước thải bệnh viện, đặc biệt là rác thải y tế là hoạt động không thể thiếu được tại mỗi bệnh viện. Môi trường PERSO luôn nhấn mạnh Xử lý nước thải bệnh viện là 1 trong những khâu quan trọng trong chuỗi những giải pháp bảo vệ môi trường nhằm tránh được những tác động xấu của chất thải y tế, nước thải bệnh viện, rác thải… Vậy nước thải bệnh viện, rác thải bệnh viện gây nên những mối nguy hại nghiêm trọng như thế nào? Một số những vấn đề nóng về xử lý nước thải và xả thải tại một số bệnh viện thời gian qua sẽ giúp vấn đề của chúng ta được nhìn nhận thực tế và toàn cảnh hơn.
Xử lý nước thải và rác thải đang tồn tại lỗ hổng khá lớn tại một số bệnh viện.
Với nguy cơ phát tán nguồn bệnh và lây nhiễm cao, rác thải y tế được quy định phân loại, xử lý một cách nghiêm ngặt, tuân thủ đúng các quy trình mà cơ quan nhà nước đã đặt ra. Một số những sai phạm về xử lý nước thải bệnh viện trong thời gian qua có thể phải kể tới câu chuyện nước thải của Bệnh viện Lao và bệnh phổi Nghệ An được xả ra ruộng. Trong tháng 7/2016 UBND xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc vừa có buổi làm việc với các bên liên quan để xử lý việc ông Nguyễn Văn Trí, Trưởng xóm 6, xã Nghi Vạn cùng một số người tổ chức thuê máy, đào mương, đặt cống, xả nước thải đã qua xử lý của Bệnh viện Lao và bệnh phổi Nghệ An ra cánh đồng sản xuất lúa của các hộ dân hai xóm 4, 5. Nước thải này có màu đen, và mùi hôi khó chịu nên nhiều người dân xóm 4, 5 đã tập trung trước cổng Bệnh viện Lao và bệnh phổi Nghệ An để phản đối vì cho rằng bệnh viện đã đứng đằng sau việc xả nước thải này. Nguồn nước này đúng là có mùi tanh hôi khó chịu được ông Trí trưởng xóm 6 xác định sau khi tháo nước.
Phó Giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh phổi Nghệ An Thái Đình Lâm cho biết: Nước thải của bệnh viện thải ra trong thời gian gần đây hoàn toàn bảo đảm yêu cầu. Bệnh viện vừa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế hiện đại. Hệ thống hoàn thành và đưa vào vận hành thử nghiệm từ ngày 1-3-2016. Nước chảy vào ruộng bốc mùi hôi chính là nước thải lắng đọng trên mương chứa từ nhiều năm qua, trước khi bệnh viện chưa có hệ thống xử lý hiện đại như hiện nay. Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghi Lộc cho biết: Đang trong thời gian vận hành thử nghiệm, chưa có giấy phép của cơ quan thẩm quyền mà bệnh viện đã xả nước thải ra ngoài là sai. UBND huyện Nghi Lộc cũng vừa gửi công văn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An lấy mẫu nước thải Bệnh viện Lao và bệnh phổi Nghệ An để kiểm tra đánh giá chất lượng.
Bệnh viện Phụ sản Hải Dương quan tâm môi trường dưới mức cần thiết
Bệnh viện Phụ sản (BVPS) Hải Dương được thành lập theo Quyết định số 1946/QĐ-UBND ngày 04/7/2011 của UBND tỉnh Hải Dương với quy mô công suất 210 giường bệnh. Tách ra khỏi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, hoạt động độc lập được hơn 4 năm nhưng đến nay Bệnh viện Phụ sản Hải Dương vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải riêng biệt mà được thu gom, bơm sang hệ thống nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương rồi thải trực tiếp ra môi trường. BVPS và BV Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hải Dương liên tục bị người dân phản ánh về tình trạng nước thải y tế của hai BV xả ra môi trường khi chưa được xử lý, gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát tán dịch bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân xung quanh. hiện toàn bộ nước thải từ hai BV này đều được thu gom vào bể chứa ngầm với dung tích 25m3, trong đó lượng nước thải lên tới 500m3/ngày đêm. Sau đó, nước thải từ bể chứa xả ra không hề được xử lý hóa chất, chưa đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế (QCVN 28:2010/BTNMT) mà chỉ tự lắng lọc xả ra môi trường khiến môi trường bị ô nhiễm.
Tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm về trước và đến nay vẫn chưa được khắc phục. Nước thải của BVPS phát sinh từ các khoa phòng, nước thải sinh hoạt được xử lý qua hệ thống bể phốt (chỉ được xử lý sơ bộ bằng hệ thống bể tự hoại sau đó chảy vào bể thu gom tập trung) sau đó được thu gom và bơm sang hệ thống xử lý nước thải của BVĐK tỉnh Hải Dương để xử lý trước khi thải ra môi trường.
Được biết, lượng nước sử dụng cho hoạt động khám chữa bệnh và sinh hoạt của BVPS là khoảng 110m3/ngày đêm nhưng hiện BV chưa có hệ thống xử lý nước thải riêng. ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc BVPS Hải Dương cho biết: “BV đã có báo cáo với Sở Y tế và UBND tỉnh Hải Dương về việc xây dựng BV mới, khi đó sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện riêng”.
Rác thải y tế chưa được phân loại trước khi vận chuyển ra bên ngoài – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Và có một nghịch lý đang tồn tại ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa – một trong những bệnh viện đa khoa lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ, mỗi ngày ở đây thải ra môi trường hàng tấn rác thải y tế nhưng hầu như không được phân loại mà ký hợp đồng với công ty môi trường vận chuyển ra bên ngoài, một số chất đống đốt ngay phía sau khuôn viên nhà xác, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm, phát tán bệnh tật rất đáng lo ngại.
Xem Video chi tiết tại đây.