Hiện cả nước mới chỉ có 148/194 KCN có hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Trong khi đó, hệ thống xử lý nước thải mới chỉ xử lý được khoảng 60% lượng nước thải phát sinh, lượng còn lại một phần do các cơ sở tự xử lý, một phần được xả trực tiếp ra môi trường.Vậy với hiện trạng này thì chúng ta sẽ có cái nhìn như thế nào về toàn cảnh xử lý nước thải và ô nhiễm môi trường 2015. Môi trường PERSO xin điểm một vài những chi tiết, và một số những công tác và kế hoạch trọng điểm trong xử lý nước thải và môi trường của các tỉnh thành phố thời gian gần đây.
Hiện trạng tình hình xử lý nước thải và môi trường tại VN
Theo Bộ Công Thương, cả nước hiện có 639 cụm công nghiệp với gần 10.800 nhà máy sản xuất nhưng chỉ có 4 cụm có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Mối nguy hại đối với môi trường từ các cụm công nghiệp là rất nghiêm trọng khi đa số các cơ sở này xả thải trực tiếp ra môi trường mà không có công trình xử lý nước thải. Theo thống kê của Cục Cảnh sát Môi trường (C49) qua 7 năm hoạt động (2006 – 2013) đã phát hiện, điều tra, xử lý 43.300 vụ vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường và an toàn thực phẩm, trong đó, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 1.023 vụ đối với 1.895 đối tượng. Tuy nhiên, số vụ xử lý hình sự chiếm chưa tới 2% tổng số vụ vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường và an toàn thực phẩm bị phát hiện và xử lý trong 7 năm. Đây không phải là một dự báo, mà là một số liệu thực tế đã được ghi nhận.
Kế hoạch và Phương hướng mới của các thành phố.
Đối với mỗi tỉnh, thành phố lại có những kế hoạc và triển khai dự án khác nhau song mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu được vấn nạn ô nhiễm môi trường tại VN. Trong 9 dự án ứng phó với biến đổi khí hậu của TPHCM thì đáng chú là dự án dự án tái sinh năng lượng từ rác thải tại chợ Bình Điền công suất 40 – 60 tấn/ngày; dự án đốt rác phát điện công suất 150-500 tấn/ngày do một công ty Nhật Bản triển khai; dự án xử lý nước thải đô thị; dự án thu hồi sử dụng nước mưa …
Kế hoạch đối với xử lý nước thải sinh hoạt , xử lý nước thải bệnh viện nói riêng và xử lý nước thải nói chung , theo ông Đào Anh Kiệt, hiện nay tỷ lệ xử lý nước thải đô thị của TPHCM rất thấp, mới đạt 13,2% tổng lượng nước sinh hoạt. Thành phố đang kêu gọi đầu tư xây dựng 12 nhà máy xử lý nước thải với tổng lượng nước thải cần xử lý khoảng 3 triệu m3/ngày. Hiện thành phố mới đang có 2 nhà máy xử lý nước thải hoạt động gồm nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng công suất giai đoạn 1 là 141.000 m3/ngày; nhà máy nước thải Bình Hưng Hòa công suất 30.000 m3/ngày. Trong năm 2015 này dự kiến có thêm hai công trình xử lý nước thải cho TPHCM khởi công xây dựng gồm giai đoạn 2 nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng nâng công suất từ 141.000 lên 469.000 m3/ngày; nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè công suất giai đoạn 1 là 480.000 m3/ngày với tổng vốn đầu tư khoảng 478 triệu đô la Mỹ.
Năm 2015 Tây Ninh dành gần 50 tỷ đồng cho sự nghiệp bảo vệ môi trường
Tỉnh ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ở khu vực thành phố Tây Ninh, thị trấn Dương Minh Châu (huyện Dương Minh Châu) và hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải, rác thải rắn tại 9 bệnh viện, trung tâm y tế các huyện, thành phố.
Lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung các khu đô thị khác trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường quản lý tình hình đánh, bắt cá trên sông, rạch Tây Ninh, xử lý nghiêm các trường hợp người dân dùng phương tiện cấm, xung điện, chất độc để hủy diệt thủy sinh hàng loạt, nhằm bảo vệ chất lượng nước và đa dạng sinh học hệ thống sông, suối trên địa bàn; thường xuyên chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp xả thải chưa xử lý ra môi trường, sông, suối, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Còn khá nhiều những điểm mới đáng chú ý về mục đích, kế hoạch, công tác xử lý nước thải và môi trường trong những năm 2015 sẽ được môi trường PERSO điểm tiếp trong những loạt bài sau.