Theo số liệu và thông tin môi trường mới nhất diễn ra trong tháng 10, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cho biết tính đến tháng 10/2014, trên cả nước đã có 209 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích trên 47.300 hécta. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân trên 1 ha đất đã cho thuê đạt khoảng 1,6 triệu USD/ha/năm. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển kinh tế, hệ thống các khu công nghiệp ở nước ta cũng đang tạo ra nhiều thách thức lớn về ô nhiễm do chất thải rắn, nước thải chứa nhiều hóa chất độc hại và khí thải công nghiệp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân tại nhiều địa phương. Một số đơn vị thì mặc dù đã xây lắp thi công hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, hoặc đấu nối tới hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung song hiệu quả chưa cao. Một số khác chọn giải pháp nhẹ nhàng hơn là xả thải chui và đã phải chịu hậu quả “Đình chỉ hoạt động đơn vị xả thải chưa qua hệ thống xử lý ra môi trường ” hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng (1 đơn vị).
Bài viết liên quan :
- Một số đơn vị bị đình chỉ hoạt động vì hệ thống xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn
- Thêm một doanh nghiệp bị phạt vì xả thải chui ra môi trường
Nguyên nhân dẫn tới sự mất cân bằng trong xử lý nước thải công nghiệp
Tại hội thảo “Đức – Việt về quản lý nước thải công nghiệp” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức sáng nay (20/10), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến cho rằng tình trạng ô nhiễm môi trường (nhất là nguồn nước) tại các khu công nghiệp là do việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở nước ta chưa hợp lý, cũng như thiếu các nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển. Thêm vào đó, trong quá trình hoạt động, nhiều khu công nghiệp còn thay đổi quy hoạch ngành nghề so với quyết định phê duyệt đầu tư, nên thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung ban đầu không đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Một điều đáng quan tâm nữa là, “hiện nay nhận thức của một số cán bộ lãnh đạo, chính quyền các cấp và cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường còn chưa cao. Đây cũng là nguyên nhân khiến một số doanh nghiệp phớt lờ chế tài để cố tình trạng vi phạm,”
Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có khoảng 80% các khu công nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 20% số khu công nghiệp còn lại chưa hoặc đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, trong đó có cả những khu công nghiệp đã lấp đầy 70%-100% công suất xử lý nước.
Để giải quyết được vấn đề ô nhiễm từ nguồn nước thải tại các khu công nghiệp, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến cho rằng, giải pháp quan trọng bây giờ là phải cải thiện công nghệ sản xuất và xử lý nước thải ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng tiên tiến, phù hợp với điều kiện địa phương.
Ngoài ra, “các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động nước thải để theo dõi thường xuyên, cũng như xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra. Song song với đó, cơ quan chức năng cũng phải đẩy mạnh tăng cường giám sát chất lượng nước thải của các doanh nghiệp tự xử lý nước thải tại các khu công nghiệp,” Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến nhấn mạnh.
Về phía đối tác, ông Gunther Adler, Thứ trưởng Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân (Cộng hòa liên bang Đức), nhấn mạnh nước là lĩnh vực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, quá trình phát triển công nghiệp nhanh chóng kéo theo lượng nước thải công nghiệp lớn, và nước thải không được xử lý triệt để đã khiến “nguồn lực” phát triển này bị ô nhiễm nặng nề.
Giải pháp về nước thải công nghiệp
Từ thực tế phát triển công nghệ, kinh nghiệm trong quản lý nước thải ở Đức, ông Gunther Adler khẳng định, để giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại các khu công nghiệp, cơ quan giám sát môi trường của Việt Nam cần phải nỗ lực hơn trong công tác kiểm tra, giám sát và cải thiện công nghệ xử lý nước thải tại các khu-cụm công nghiệp.
Thông qua hội thảo, ông Gunther Adler cho biết, Đức mong muốn được hợp tác lâu dài hơn với Việt Nam để hai bên cùng trao đổi kinh nghiệm về giải quyết ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, việc hợp tác này không chỉ dừng lại ở cấp Chính phủ, giữa cơ quan nhà nước, mà cần phải hợp tác với các doanh nghiệp, để tìm cách xử lý nước thải phù hợp với tiêu chuẩn chung của quốc tế,” ông Gunther Adler nói.