Trong khi khu công nghiệp Đình Vũ ra đời và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, thêm một điểm sáng nữa trong chuỗi những sự kiện lớn là KCN này đã có hướng phát triển và nâng cấp – bảo trì hệ thống xử lý nước thải công nghiệp của mình. Cụ thể hệ thống xử lý nước thải với công suất nhà máy xử lý nước thải từ 2.700m3 lên 6.000m3/ngày để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Đó là thông tin đáng chú ý về Hải phòng. Trong khí đó tại Tây Ninh nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thiện dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải của mình nên cũng đang bị tạm đình chỉ, hoặc dừng hoạt động. Thông tin chi tiết như sau :
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp – những thách thức và khó khăn
Những cơ sở này phải đình chỉ hoạt động theo quy định. Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở TN-MT Tây Ninh nhận định: “Những DN bị đình chỉ hoạt động không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm khoai mì, cao su của người dân bởi phần lớn có công suất nhỏ, tình trạng hoạt động yếu kém, cầm chừng. Đối với các DN sắp hoàn thành hệ thống xử lý nước thải, chúng tôi sẽ xem xét cho chạy thử nghiệm một số công đoạn. Đồng thời, DN phải cam kết trong thời gian này không được xả thải ra nguồn nước sông, rạch”.
Trước đó, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Tây Ninh, các nhà máy chế biến tinh bộ khoai mì và cao su khi xả nước thải ra môi trường phải đạt loại A, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Sau 1 năm thực hiện việc đầu tư công trình xử lý nước thải, đến hết thời điểm được quy định (ngày 30.6) chỉ có 31/89 cơ sở chế biến tinh bột khoai mì, cao su hoàn thành xong hệ thống xử lý nước thải và 29 cơ sở đang trong quá trình chạy thử nghiệm (đã hoàn thành hơn 80% khối lượng công việc) chờ lấy mẫu kiểm tra.
Ô nhiễm nguồn nước thải Bắc Hưng Hải ảnh hưởng tới người dân
Hưng Hải là hệ thống thủy lợi lớn nhất miền Bắc, có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 135.000ha đất tại Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh và Hải Dương. Số liệu sơ bộ từ năm 2007 cho thấy sự quá tải của mội hệ thống xử lý nước thải công nghiệp này khi mỗi ngày công trình này phải tiếp nhận hơn 300.000m3 nước thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị, dân cư và các làng nghề. Và phần lớn lượng nước thải chưa qua xử lý khiến tình trạng ô nhiễm tại đây ngày càng trở nên trầm trọng.
Trạm xử lý nước sạch Ghẽ nay được chuyển đổi sang làm trạm tăng áp cấp nước vì thế có những công trình, thiết bị không còn dùng tới. Để cấp nước cho hơn 4.000 hộ dân huyện Cẩm Giàng và hai khu công nghiệp, công ty kinh doanh nước sạch Hải Dương đã phải kéo đường dây từ thành phố Hải Dương lên. Chuyện này xảy ra khi nguồn nước Bắc Hưng Hải tại chỗ không dùng được nữa. Hệ lụy của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tai Bắc Hưng Hải bị ô nhiễm làm cho ngành thủy sản cũng bị ảnh hưởng rõ rệt.
Tình nước sạch, xử lý nguồn nước và việc cấp bách xây dựng và bảo trì những hệ thống xử lý nước thải là yêu cầu cấp bách nhất tại đây. Video thực tế sự ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý.
Video thực tế hệ thống xử lý nước thải, nước thải công nghiệp gây ảnh hưởng tới môi trường và nguồn nước .
Một số bài viết liên quan :
- Xây dựng trạm xử lý nước thải Lại Yên Hà Nội
- Xử lý nước thải bệnh viện và những tin tức đáng quan tâm
Từ khóa tìm kiếm :
Mức độ ô nhiễm nguồn nước từ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp HƯng HẢI
Ảnh hưởng của nước xả thải công nghiệp tới cuộc sống và môi trường
Hệ quả của xử lý nước thải và môi trường sống
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn ..