Nếu làm việc về môi trường, đặc biệt là xử lý nước thải bạn đã nắm khá rõ được những quy định trong cấp phép xả thải. Với nhiều công đoạn và mất khá nhiều thời gian. Để nhằm tiết kiệm chi phí và làm tăng tính hiệu quả, sự tiện lợi cho việc cấp phép xả thải ra môi trường thì mới đây UBND TPHCM vừa yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp giải quyết những vướng mắc liên quan đến hoạt động cấp phép xả thải hiện nay. Thực trạng này vốn đã tồn tại từ rất lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Hợp nhất quy trình cấp phép xả thải có khả thi ?
Tìm hiểu chi tiết quy trình cấp phép xả thải vào nguồn nước và những yêu cầu tiêu chuẩn của hệ thống xử lý nước thải tại Việt Nam bạn xem thêm tại đây.
Tin quan tâm :
Nghị định quy định trách nhiệm của từng cá nhân tổ chức đối với xử lý nước thải và môi trường
Trên thực tế, việc cấp phép xả thải đang bị chồng chéo bởi nhiều cơ quan chức năng khác nhau. Cụ thể, nếu doanh nghiệp muốn xả thải vào nguồn tiếp nhận được xác định là hệ thống thoát nước của thành phố thì thuộc Sở Giao thông Vận tải quản lý và cấp phép. Còn với nguồn tiếp nhận là hệ thống kênh thủy lợi thì lại do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và cấp phép. Số còn lại do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý và cấp phép. Hiện trạng này khiến cho doanh nghiệp phải rất chật vật khi xác định được đơn vị chủ quản để thực hiện xin giấy phép xả thải.
Công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra cũng bị chồng lấn giữa các cơ quan. Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng cấp phép nhưng không có chức năng thanh tra, kiểm tra và xử lý trong trường hợp doanh nghiệp có hành vi vi phạm môi trường. Còn Sở Tài nguyên và Môi trường có chức năng thanh tra, kiểm tra và quản lý nhưng lại thiếu chức năng cấp phép. Hệ quả là công tác giám sát quá trình thực thi Luật Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp cũng trở nên lỏng lẻo.
Trước tình hình trên, UBND TP đã giao các đơn vị liên quan thống nhất đầu mối xử lý nước thải, đặc biệt là xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải công nghiệp và nước thải bệnh viện. Đồng thời, tham mưu để UBND TP kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận để thành phố thực hiện thống nhất một đầu mối xử lý nước trong các KCN, cụm công nghiệp khi đã có nhà máy xử lý nước thải công nghiệp tập trung; về phía các bộ không thực hiện cấp giấy phép xả nước thải riêng lẻ vào nguồn nước trên địa bàn thành phố và thu hồi giấy phép đã cấp cho các đơn vị sản xuất nằm trong KCN, cụm công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Mặt khác, UBND TP chỉ đạo cho các đơn vị thanh tra chuyên ngành môi trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt thật nghiêm những trường hợp xả thải gây ô nhiễm nguồn nước, nhất là đối với nguồn nước kênh thủy lợi phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các tin tức chuyên ngành về xử lý nước thải, các thông tư nghị định mới về quản lý xả thải, chất lượng nguồn thải cũng như các tài liệu khác về xử lý nước thải bạn đọc tham khảo thêm tại chuyên mục tin chuyên ngành môi trường, hoặc tại trang chủ của Môi trường PERSO
Từ khóa liên quan :
- Hợp nhất quy trình cấp phép xả thải
- Điều kiện cấp phép xả thải
- quy trình cấp phép xả thải của các hệ thống xử lý nước thải
- hệ thống xử lý nước thải lớn mất bao lâu chờ cấp phép
- Quy trình xử lý nước thải tại các hệ thống, nhà máy