Xử lý nước thải sinh hoạt , xử lý nước thải công nghiệp hay bệnh viện đóng một vai trò to lớn đói với môi trường, Một hệ thống xử lý nước thải đảm bảo giúp cho công ty và các doanh nghiệp yên tâm sản xuất và phát triển. Đã có hàng loạt bài viết cảu Môi trường PERSO về tầm ảnh hưởng của môi trường với sự thành công của doanh nghiệp, bạn có thể xem thêm tại mục tin tức quan tâm. Chính vì thế việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải ( bệnh viện, công nghiệp ..) hợp lí, tiết kiệm diện tích, chi phí, đảm bảo chất lượng đầu ra chính là một vấn đề hết sức quan trọng. Theo thông tin mới nhất gần đây thì Thành phố Hồ Chí Minh đang ưu tiên các nguồn vốn để thực hiện giảm thiểu ô nhiễm môi trường không đánh đổi môi trường với phát triển kinh tế. Nội dung thực hiện gồm những gì ? có những thay đổi nào khác ? hệ thống xử lý nước thải tại thành phố HCM có cần phải cải tiến gì ?
Quản lý nguồn xả thải và tiêu chuẩn hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Theo thống kê của UBND thành phố , trên địa bàn hiện có 3.300 nguồn thải của các cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ ( nước thải sinh hoạt, nước thải dệt may, nước thải các lò mổ , khu chế xuất …) nhưng mới có 1.140 cơ sở xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xử lý môi trường đạt chuẩn. Trong số 3.300 nguồn thải, có khoảng 2.100 nguồn thải lưu lượng từ 10-30 m3/ngày, 450 nguồn thải lưu lượng từ 30-50 m3/ngày và 750 nguồn thải lưu lượng từ 50 m3/ngày trở lên. Hiện đã có khoảng 80% nguồn thải có lưu lượng từ 50 m3/ngày đêm được kiểm soát. Còn hơn 2.000 cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý môi trường hoặc có nhưng chưa đạt chuẩn vẫn ngày đêm thải ra môi trường hàng ngàn tấn chất thải, nước thải độc hại. Những tác hại của nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt … tới môi trường thì hẳn bạn đọc đã rất rõ.
Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận thời gian qua thành phố tập trung ưu tiên kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm lớn, vì vậy các nguồn ô nhiễm nhỏ với lưu lượng từ 10 đến 30 m3/ngày đêm chưa được kiểm soát, con số này thực đáng quan tâm.
Để khắc phục tình trạng này, các cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; áp dụng biện pháp xử lý mạnh như tạm đình chỉ, niêm phong công đoạn sản xuất gây ô nhiễm; đình chỉ sản xuất buộc di dời đối với cơ sở tái phạm nhiều lần, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các trường hợp điển hình về việc dừng hoạt động sản xuất 6 tháng -1 năm đối với doanh nghiệp khi chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn là minh chứng rõ ràng nhất …
Bên cạnh đó, điều tra, kiểm soát và cập nhật toàn diện các nguồn thải có lưu lượng nước thải từ 10 m3/ngày đêm trở lên, lên bản đồ GIS (hệ thống thông tin địa lý) nhằm phục vụ cho công tác quản lý, giám sát thường xuyên các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm đồng thời thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có lưu lượng nước thải, từ 10 m3/ngày đêm trở xuống để có kế hoạch kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm. Đến 2015, các nguồn thải có lưu lượng nước thải trên 1.000 m3/ngày đêm bắt buộc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để kết nối vào hệ thống quan trắc, giám sát của thành phố.
Những thống kê về hệ thống xử lý nước thải tại thành Phố HCM
Đối với 16 khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao ở thành phố thì hầu hết đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung nên cơ bản đã được kiểm soát. Đối với 27 cụm công nghiệp được quy hoạch và xây dựng, đến nay mới có hai cụm đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Ngoài các khu công nghiệp, chế xuất, cơ sở sản xuất, dịch vụ… thành phố cũng kiểm soát việc xả thải từ các khu dân cư, quy định những dự án từ 20ha trở lên phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
Theo số liệu mới nhất, hiện thành phố có 42 dự án khu dân cư có diện tích từ 20ha trở lên (10 dự án đã đi vào hoạt động), trong đó có 7 dự án đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hầu hết các dự án dân cư có diện tích dưới 20ha thì đều không có hệ thống xử lý nước thải và được xả thẳng ra môi trường.
Đối với khu vực các quận trung tâm thành phố, hiện toàn bộ nước thải sinh hoạt đã được thu gom về nhà máy xử lý nước thải tập trung Bình Hưng nên đã hạn chế rất lớn việc xả thải trực tiếp ra môi trường.
Tuy nhiên có một bất cập khi nhà máy này hoạt động, hầu hết các khu dân cư xung quanh đều rất bức xúc vì mùi hôi thối của bùn thải trong quá trình xử lý nước. Bùn được vớt lên từ các hồ lắng rồi phơi khô hoặc ủ để sản xuất phân bón vi sinh (phân campot) đã phát tán mùi hôi đến các khu dân cư xung quanh. Tình trạng này vẫn chưa được nhà máy xử lý triệt để.
Phần 2 :” Không đánh đổi phát triển kinh tế với ô nhiễm môi trường tại Thành phố HCM”
Từ khóa liên quan :
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải
- Khó khăn trong xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
- Thay đổi lớn trong quản lý chất lượng môi trường Tp HCM
- Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tiêu chuẩn
- xử lý nước thải tại thành phố HCM
- Bảo trì hệ thống xử lý nước thải lâu dài
- Xử lý nước thải và phát triển kinh tế
- xử lý nước thải công nghiệp tại thành phố HCM