Tầm quan trọng của hệ thống xử lý nước thải y tế, công tác xử lý nước thải bệnh viện của từng đơn vị thực hiện như thế nào ? kết quả ra sao chúng ta tạm thời chưa bàn tới. Hôm nay môi trường PERSO xin đưa ra một số số liệu cụ thể để minh chứng cho sự nghiêm trọng, tầm ảnh hưởng của xử lý nước thải bệnh viện, xử lý rác thải y tế với cuộc sống con người. Những hiểm họa rình rập từ chất thải y tế. Điển hình cho ví dụ thực tế này là các dẫn chứng về bệnh viện đa kha huyện Lệ Thủy
Trong thời gian qua, lực lượng cảnh sát môi trường đã phối hợp các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm tại nhiều cơ sở y tế như quản lý chất thải y tế nguy hại không đúng quy định; để lẫn chất thải y tế nguy hại với các chất thải y tế thông thường; để nước thải y tế xả trực tiếp ra môi trường không qua xử lý. Ví dụ điển hình nhất là từ hệ thống xủ lý nước thải và khí lò đốt của Bệnh viện (BV) đa khoa huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) khiến cho người dân không khỏi bức xúc. Đặc biệt là nguồn nước thải và khói độc hại từ việc đốt các thiết bị y tế đã qua sử dụng.
Trong khi chờ đợi cơ quan chức năng kiểm tra về tình hình xử lý chất thải, tiêu chuẩn và hiệu xuất xử lý nước thải bệnh viện của đơn vị này thì theo nguồn thông tin từ báo thanh niên đã phỏng vấn một số người dân điển hình như ông Nguyễn Khắc Can (ở tổ dân phố 2), ông bức xúc nói: “Mỗi lần đốt, khói tỏa về các nóc nhà, nhất là khi có gió nam thì khói hắt vào nhà dân, bay thấp là tà kéo theo mùi hôi khó chịu. Còn nước thải ra ruộng khiến bà con không sản xuất được, mất gần hết; mỗi khi xuống ruộng là y như rằng bị ngứa chân. Chúng tôi sống quanh BV hàng chục năm trời nhưng không hề có sự quan tâm về điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, phòng chống bệnh dịch”. Còn ông Lê Quan Trọng cho hay, vì ông làm nhiệm vụ thanh tra viên của tổ dân phố nên thường xuyên bị người dân kêu về chuyện ô nhiễm môi trường từ BV. Ngay gần nhà ông ở cũng có gia đình của một cán bộ BV, mỗi khi khói bay vào, ông chạy ra gọi là gia đình người cán bộ này lập tức đóng chặt cửa tránh khói.
Ông L.Q.T, ở tổ dân phố 2, thị trấn Kiến Giang bức xúc: “Nhà tôi ở sát Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy, bởi thế quanh năm sống trong cảnh bị tra tấn bởi mùi hôi thối nồng nặc từ nguồn nước thải, ống xả khói của bệnh viện”.Trước thực trạng đó, cần có những cuộc thanh kiểm tra toàn diện các hệ thống xử lý chất thải bệnh viện một cách công khai, rõ ràng … Xem thêm thông tin về hoạt động xử lý nước thải của Lệ Thủy tại đây.
Hệ thống xử lý nước thải từ các bệnh viện có đạt tiêu chuẩn ?
Theo thống kê của Cục quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), hiện cả nước có khoảng 13.000 bệnh viện có giường bệnh và phòng khám tư nhân. Mỗi ngày, các bệnh viện thuộc tuyến trung ương thải ra khoảng hơn 7 tấn rác, bệnh viện địa phương 38 tấn rác. Cùng với đó là nguồn nước thải khổng lồ với mức độ 30.000 – 100.000m3 ở tuyến trung ương, địa phương.
Số liệu của Cục quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), cho biết thêm ,hiện mới có 69% bệnh viện, 32% cơ sở y tế dự phòng thuê xử lý chất thải hoặc tự xử lý. Các cơ sở còn lại đang xử lý nguồn rác thải y tế bằng cách chôn lấp, đốt thủ công… chủ yếu là những cơ sở ở vùng sâu vùng xa hoặc các trạm y tế phường xã. Mới có 65,3% bệnh viện, 15% hệ thống dự phòng và 50% cơ sở sản xuất thuốc có hệ thống xử lý nước thải y tế. Số cơ sở y tế còn lại đang xả thẳng nguồn nước mang mầm bệnh chưa qua xử lý vào môi trường.
Những quy định của bộ về xử lý nước thải, rác thải y tế
Theo quy định, rác thải y tế phải được phân loại thành 5 nhóm: Rác thải lây nhiễm; các vật sắc nhọn; rác thải từ phòng thí nghiệm; rác từ dược phẩm; rác thải bệnh phẩm. Cùng với việc phân loại, mỗi loại rác thải khác nhau cần phải có quy trình xử lý đúng cách để hạn chế tối thiểu những tác động đến môi trường. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư những hệ thống xử lý đạt chuẩn nên còn rất nhiều bệnh viện, cơ sở y tế vi phạm quy định về xử lý rác thải.
Những hiểm họa từ Nước thải bệnh viện, rác thải y tế
Nước thải từ bệnh viện mang theo nhiều loại vi rút nguy hại như tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, E.coli cùng nhiều loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, virus bại liệt… có khả năng xâm nhập các loại thủy sản, vật nuôi, rau thủy canh. Người dân ăn phải các thực phẩm mang mầm bệnh thì nguy cơ mắc bệnh sẽ rất cao.
Theo các chuyên gia y tế, việc tiếp xúc với các rác thải y tế rắn có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho cơ thể. Hơn nữa, trong chất thải y tế lại chứa đựng các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như: virus HIV, viêm gan B. Các tác nhân này có thể thâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước, vết đâm xuyên, qua niêm mạc, qua đường hô hấp do hít phải, qua đường tiêu hóa do nuốt hoặc ăn phải.
Những nguy hiểm trên là rất rõ ràng song việc triển khai đầu tư các hệ thống xử lý rác thải nhiều nằm qua vẫn rất chậm trễ. Ông Nguyễn Đình Anh, Phó Trưởng phòng quản lý, Cục quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) cho biết, nhiều bệnh viện đốt rác thải khói bay mù trời, mùi hôi nồng nặc… người dân bức xúc vác đất đá ném vào bệnh viện để phản đối. Khi được hỏi thì bệnh viện trả lời: Tiền mua thuốc điều trị còn không đủ lấy đầu ra khoản để đầu tư cho xử lý rác thải.
Tìm hiểu chi tiết hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tại đây, và những vấn đề thường gặp đối với công tác xử lý nước thải bệnh viện.
Từ khóa tìm kiếm
xử lý nước thải bệnh viện
các phương pháp xử lý nước thải y tế
Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện tốt nhất
Ảnh hưởng của rác thải y tế với môi trường
Nước thải y tế, bệnh viện, phòng khám gây ra những bệnh gì