Tại Hà Nội và các thành phố lớn thì môi trường và xử ly nước thải khu công nghiệp luôn được quan tâm và ưu tiên hàng đầu, song chúng ta hảy nhìn nhận thực trạng, tình hình xử lý nước thải công nghiệp tại Thành Phố Hà Nội hiện nay như thế nào ? và giải pháp nào giúp xây dựng một hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt đạt hiệu xuất cao và tốt mời các bạn xem thêm tại bài viết bên dưới.
Thực trạng xử lý nước thải công nghiệp tại Hà Nội
Theo tin tức mới nhất từ báo Hà Nội mới thì Trên địa bàn TP Hà Nội có 107 cụm công nghiệp (Công Nghiệp), nhưng chỉ có 16 cụm đã và đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung, còn lại không quy hoạch hệ thống này, hoặc có quy hoạch nhưng chưa triển khai.
Giám sát về lĩnh vực này, Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TP Hà Nội thực sự lo lắng trước tình trạng doanh nghiệp cứ vô tư xả thải, còn Nhà nước phải trích ngân sách để xử lý môi trường.
“Quên” quy hoạch khu xử lý nước thải
Huyện Chương Mỹ cũng ở trong tình trạng tương tự, với 8 cụm Công Nghiệp đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tự xử lý cơ bản nước thải phát sinh, sau đó cho chảy vào hệ thống thoát nước chung của cụm Công Nghiệp. Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đỗ Hồng Quang cho biết, các cụm Công Nghiệp của huyện đều nhỏ lẻ, hình thành từ năm 2002 đến 2004, khi phê duyệt quy hoạch chi tiết đều không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Một số cụm Công Nghiệp hình thành trong thời gian gần đây, có quy hoạch nhưng chưa được đầu tư xây dựng do thiếu kinh phí. Lý do mà nhiều năm nay doanh nghiệp ở địa phương này vẫn sản xuất ổn định, người dân không kêu ca về nước thải là do huyện yêu cầu các doanh nghiệp phải đào hố xử lý nước thải sơ bộ rồi mới cho chảy vào hệ thống chung. Cũng chính từ việc xử lý sơ bộ, cộng thêm hệ thống thủy lợi trên địa bàn rộng, nên khi nước thải thoát ra hệ thống chung đã loãng, ít mùi.
Theo Sở Công thương, ý thức chung bảo vệ môi trường của doanh nghiệp đầu tư thứ phát và hộ sản xuất trong cụm Công Nghiệp còn hạn chế; công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng chưa triệt để trong thời gian đầu tư xây dựng hạ tầng cụm Công Nghiệp. Cũng chính từ việc không có quy hoạch hệ thống nước thải tập trung, ở một số cụm Công Nghiệp, chủ đầu tư đã sử dụng toàn bộ đất cho doanh nghiệp thứ phát thuê sản xuất công nghiệp, hiện tại không còn đất để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Sớm thực hiện giải pháp tháo gỡ xây dựng các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TP Hà Nội Nguyễn Văn Nam cho rằng, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải đã có trong quy định, nhưng ngay ở khâu phê duyệt chi tiết các cụm Công Nghiệp, cơ quan nhà nước đã không chú tâm; sau đó thiếu kiểm tra, giám sát, nên cụm Công Nghiệp đã quy hoạch trạm xử lý nước thải rồi cũng không đầu tư. Lỗi này là của cả hệ thống, nhưng rõ ràng, Sở Công thương là cơ quan tham mưu chủ trì cho UBND thành phố thì phải có trách nhiệm lớn trong việc này. Thời gian tới phải đưa ra những giải pháp hữu hiệu khắc phục, tránh để doanh nghiệp xả thải ra môi trường khi chưa xử lý.
Làm việc với Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TP Hà Nội, Sở Công thương đưa ra giải pháp cho 91 cụm Công Nghiệp chưa đầu tư hệ thống nước thải tập trung. Đối với 43 cụm Công Nghiệp còn quỹ đất thì yêu cầu chủ đầu tư lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải; 48 cụm Công Nghiệp không còn quỹ đất thì chủ đầu tư phải bổ sung quy hoạch và xây dựng, hoặc yêu cầu doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống xử lý ngay trong khuôn viên của doanh nghiệp mình trước khi xả thải ra hệ thống thoát nước chung của cụm Công Nghiệp. Ngoài ra, Sở Công thương cũng đề nghị thành phố cho phép điều chỉnh quy hoạch, tạo quỹ đất để xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung. Trước mắt, UBND các huyện có cụm Công Nghiệp phối hợp với chủ đầu tư và Sở Công thương khảo sát thực tế ngoài hàng rào cụm Công Nghiệp, xác định quỹ đất để có thể bổ sung xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nếu cụm Công Nghiệp không có quy hoạch, xen kẹt khu dân cư, không thể hoàn thiện được hạ tầng kỹ thuật thì đề xuất với UBND thành phố cho phép chuyển đổi công năng, hoặc có biện pháp chỉ đạo từng doanh nghiệp sản xuất bảo đảm xử lý môi trường theo quy định của pháp luật.
Công tác xử lý nước thải tại các cụm Công Nghiệp cần sớm được các cấp, các ngành của Hà Nội quan tâm đúng mức, tích cực chỉ đạo, giải quyết. Bởi nếu doanh nghiệp cứ vô tư xả thải chưa qua xử lý ra môi trường, thì so sánh nguồn thuế nhà đầu tư nộp cho ngân sách còn ít hơn nhiều việc Nhà nước bỏ kinh phí xử lý ô nhiễm môi trường các hệ thống sông, ngòi. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm về xả thải chưa qua xử lý ra môi trường cũng cần được đẩy mạnh. Để tìm hiểu thêm về các công nghệ mới, những vấn đề thường gặp trong bảo trì hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, những thắc mắc của bạn về nước thải công nghiệp và cách xử lý hãy tìm hiểu thêm tại đây.