Xử lý nước thải tháng 6 diễn ra với khá nhiều những điểm cả tích cực lẫn tiêu cực, hàng loạt những dự án xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp vừa và nhỏ được triển khai. Nhiều công trình và hệ thống xử lý nước thải được đánh giá đạt tiêu chuẩn sau nhiều năm hoạt động đã nói lên nhiều sự tích cực trong công tác quản lý an toàn về sinh môi trường của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, cũng còn đó những hạn chế và những câu chuyện ô n hiễm môi trường từ các hệ thống xử lý nước thải không đạt, từ những đơn vị xả thải trực tiếp ra môi trường mà chúng tôi sẽ trình bày dưới đây sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề xử lý nước thải thời gian này một cách khách quan hơn.
Đầu tư lớn vào hệ thống xử lý nước thải và môi trường tại Tp.HCM
TP.HCM đề xuất vay 1,7 tỷ USD vốn ADB cho nhiều dự án hạ tầng trong đó có hạng mục xử lý nước thải chiếm tỉ trọng khá lớn, cụ thể trong lĩnh vực đầu tư ngành nước và xử lý nước thải có các dự án như Dự án xây dựng Nhà máy xử lý bùn từ các Nhà máy xử lý nước tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư khoảng 61 triệu USD, trong đó tài trợ từ ADB là 37 triệu USD.
Các dự án xử lý nước thải gồm dự án Xây dựng hệ thống thu gom và Nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gòn (công suất 150.000m3/ngày) với tổng vốn đầu tư khoảng 570 triệu USD, trong đó phần vốn vay của ADB là 513 triệu USD; dự án xây dựng trạm xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 (công suất 170.000m3 /ngày) với tổng vốn đầu tư khoảng 90 triệu USD, trong đó phần vốn vay của ADB là 81 triệu USD; Dự án Nhà máy xử lý nước thải Bình Tân (Nâng cấp, mở rộng Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa) có công suất 180.000m3 /ngày với tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD, trong đó phần vốn vay của ADB là 225 triệu USD.
Dự án Xây dựng Nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tân Hóa-Lò Gốm công suất 300.000m3 /ngày với tổng vốn đầu tư khoảng 75 triệu USD, trong đó phần vốn vay của ADB là 67,5 triệu USD./. Bạn đọc có thể nhận thấy những nhà máy và hệ thống xử lý nước thải này được môi trường PERSO trình bày khá chi tiết tại những bài viết trước, có thể xem thêm tại đây.
Đề xuất xử phạt gần 250 triệu đồng đối với hành vi xả thải gây nguy hại cho môi trường của công ty TNHH Hồng Đức Vượng
Sau khi trưng cầu kiểm định mẫu môi trường nước thải từ quá trình sản xuất của nhà máy Hồng Đức Vượng- ông an tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản gửi UBND tỉnh đề xuất xử lý vi phạm hành chính đối với đơn vị này về hành vi xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Được biết nước thải trong quá trình sản xuất không được xử lý qua bất cứ hệ thống xử lý nước thải nào. Thêm vào đó là Công ty này cũng nằm ở KCN Quán Ngang, có một điểm cũng cần phải lưu ý là Khu công nghiệp (KCN) Quán Ngang là KCN lớn thứ hai của tỉnh Quảng Trị. Tính đến tháng 3/2015, KCN Quán Ngang đã thu hút 12 dự án đầu tư, với tổng số vốn 2.628 đồng trên tổng diện tích 57 ha. Tuy nhiên, KCN này chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải (XLNT) chung, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân
Kết quả phân tích mẫu nước thải của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Chi cục tiêu chuẩn đo lường tỉnh Quảng Trị, so sánh với quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chế biến công nghiệp thủy sản, Công an tỉnh Quảng Trị xác định hành vi xả thải của Cty Hồng Đức Vượng đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Cụ thể, nhu cầu ôxy sinh hóa vượt (BOD5) 79,6 lần; tổng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt 14,8 lần; tổng dầu mỡ vượt 1,5 lần… Với kết quả thu được, theo như đề xuất thì đơn vị này xứng đáng nhận án phạt 250 triệu đồng cùng với công tác buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và trả kinh phí phân tích mẫu môi trường.
Tin môi trường liên quan có thể bạn quan tâm :
- Xử lý nước thải và môi trường còn nhiều lỗ hổng đáng nghĩ
- Từ sử dụng nguồn nước ô nhiễm tới những nghịch lý trong xlnt
- Công tác bảo vệ môi trường và xử lý nước thải 2015 sẽ khác?
Vụ việc dân đập nhà máy xử lý rác thải tại Thái Nguyên
Song song với sự quan trọng và cần thiết của các hệ thống xử lý nước thải phải kể tới là công tác xử lý rác thải, khí thải. Một thông tin cũng khá được dư luận quan tâm là mới đây, tại Thái Nguyên đã diễn ra vụ việc dân đập nhà mát xử lý rác thải. Cụ thể : Đêm 3/7, một số đối tượng quá khích đã có hành vi đập phá Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp của Hợp tác xã thương mại và dịch vụ Phúc Lợi (gọi tắt là hợp tác xã Phúc Lợi) tại khe Đá Mài, xóm Hồng Thái, xã Tân Cương (thành phố Thái Nguyên) gây thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp. Khoảng 18 giờ 30 phút ngày 3/7 người dân bắt đầu tập trung đông ở cổng Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp của hợp tác xã Phúc Lợi và có hành vi ném đá vào phòng bảo vệ ở cổng nhà máy làm vỡ toàn bộ cửa kính và một số tài sản.
Đỉnh điểm là vào khoảng 22 giờ, một số đối tượng đã đẩy đổ cổng, ngắt cầu dao điện, đập camera an ninh xông vào khu vực nhà xưởng của nhà máy tiếp tục ném đá, đập phá các đồ vật phía ngoài. Công an xã đã xác định được một số đối tượng quá khích, tham gia đập phá tài sản của doanh nghiệp, báo cáo Công an Thành phố Thái Nguyên để có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật… đến sáng 4/7, tại khu vực Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp của hợp tác xã Phúc Lợi còn ngổn ngang gạch đá, rác thải công nghiệp ở khu vực bãi 3 vẫn âm ỉ cháy. Các cơ quan chức năng của thành phố Thái Nguyên đã có mặt, phối hợp cùng chính quyền địa phương, doanh nghiệp xử lý vụ việc. Vụ việc diễn biến thế nào sẽ được công ty môi trường PERSO tổng hợp trong những bản tin lần sau.